10 năm tới, Việt Nam phải trở thành trung tâm toàn cầu về đồ gỗ

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị
TPO - Tại hội nghị về định hướng, giải pháp phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu tổ chức tại TPHCM ngày 8/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị phải đẩy mạnh xây dựng thương hiệu cho ngành gỗ Việt Nam.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, những kết quả vừa qua của ngành chế biến gỗ và lâm sản là hết sức tốt đẹp. “Tôi đánh giá cao, biểu dương nông dân trồng rừng, doanh nhân và người lao động trong ngành chế biến gỗ đã đóng góp công sức cho sự phát triển của ngành chế biến gỗ và lâm sản” – Thủ tướng nói.

Tuy nhiên, theo Thủ tướng, công nghệ trồng rừng, chế biến, năng lực quản trị doanh nghiệp Việt còn hạn chế. Vẫn còn hơn 3.000 doanh nghiệp quy mô nhỏ, thiết bị lạc hậu, nhất là khâu ứng dụng công nghệ tiên tiến trong canh tác, chế biến nguyên liệu vẫn còn thủ công, năng suất thấp; sản phẩm xuất khẩu thô, giá trị thấp như dăm gỗ còn nhiều; liên kết chuỗi còn hạn chế…

10 năm tới, Việt Nam phải trở thành trung tâm toàn cầu về đồ gỗ ảnh 1 Ngành chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu được định hướng sẽ là một trong những ngành mũi nhọn của Việt Nam thời gian tới

Đặc biệt, Thủ tướng nhấn mạnh đến thương hiệu quốc gia, thương hiệu sản phẩm còn yếu. Chưa có nhiều thương hiệu gỗ, lâm sản Việt Nam có khả năng cạnh tranh trên thị trường, việc xuất khẩu phải thông qua đối tác nước ngoài.

“Chúng ta còn rất nhiều trăn trở khi nhiều mặt hàng trong nước sản xuất được, chất lượng cao nhưng vẫn phải nhập khẩu vì không có thương hiệu để cạnh tranh được ngay thị trường trong nước” – Thủ tướng cho biết.

Nói về mục tiêu phát triển ngành công nghệ chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ NN-PTNT, trong 10 năm tới ngành phải có giải pháp để ngành này trở thành một ngành mũi nhọn trong sản xuất, xuất khẩu của nền kinh tế đất nước. Phấn đấu để Việt Nam trở thành một trung tâm toàn cầu về sản xuất, xuất khẩu đồ gỗ có thương hiệu, có uy tín trên thế giới.

10 năm tới, Việt Nam phải trở thành trung tâm toàn cầu về đồ gỗ ảnh 2 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao sản phẩm gỗ do doanh nghiệp Việt sản xuất

Trong đó, năm 2018 phải phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản tối thiểu 9 tỷ USD; năm 2019 đạt 10-11 tỷ USD; năm 2020 đạt 12-23 tỷ USD; 2025 đạt 18-20 tỷ USD. Theo Thủ tướng, đây không phải là con số viển vông mà có cơ sở, triển vọng để đạt được.

Ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công thương cam kết phối hợp chặt chẽ với Bộ NN-PTNT trong thời gian tới, để thúc đẩy phát triển ngành chế biến gỗ và lâm sản Việt Nam. "Ngành gỗ Việt Nam cần kiên trì, kiên quyết nói không với gỗ bất hợp pháp, vì thị trường chính là các nước phát triển, nơi người tiêu dùng quan tâm nhiều tới bảo vệ môi trường. Phối hợp với Chính phủ để thực thi các giải pháp truy xuất nguồn gốc gỗ bất cứ lúc nào. Ngành chế biến gỗ cần tuân thủ quy tắc xuất xứ để đảm bảo rằng gỗ xuất khẩu của ta hoàn toàn là sản phẩm  thực sự của Việt Nam" – Thứ trưởng Trần Quốc Khánh phát biểu.

MỚI - NÓNG
Rau củ, quả sẽ liên tục ra Bắc
Rau củ, quả sẽ liên tục ra Bắc
TP - Hàng trăm tấn hàng hóa gồm rau xanh, lương thực thực phẩm, đồ dùng thiết yếu… đã được các hệ thống siêu thị, doanh nghiệp ở TPHCM và các tỉnh phía Nam đưa ra Bắc để hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3.