10 loại rau củ quả tuyệt đối không nên ăn cả vỏ

Một số loại rau củ quả khi ăn cả vỏ sẽ bị trúng độc, gây khó chịu cho hệ tiêu hóa.

Khoai tây. Trong vỏ khoai tây có chứa glycoalkaloids, nếu tích trữ trong cơ thể một số lượng nhất định sẽ khiến cơ thể trúng độc. Vì độc tố phát tác chậm, biểu hiện không rõ ràng nên thường bị xem nhẹ. Khi tiêu hóa hai món khoai tây chiên, thịt bò nướng thì dạ dày tiết ra nồng độ axit khác nhau, dẫn đến tình trạng kéo dài thời gian cứ trú của thực phẩm trong dạ dày, kéo dài thời gian hấp thụ và tiêu hóa thức ăn, gây khó chịu cho đường tiêu hóa.

 10 loại rau củ quả tuyệt đối không nên ăn cả vỏ ảnh 1

Quả hồng. Khi hồng chưa chín, chất tanin tồn tại chủ yếu trong thịt hồng, sau khi chín, tanin sẽ tập trung ở vỏ hồng. Sau khi tanin được đưa vào cơ thể ngoài, dưới tác động của axit dạ dày, sẽ phản ứng với protein trong thực phẩm hình thành sỏi trong dạ dày, tích trữ độc tố, gây nên nhiều bệnh tật.

 10 loại rau củ quả tuyệt đối không nên ăn cả vỏ ảnh 2

Khoai lang. Trong vỏ khoai lang chứa rất nhiều kiềm, nếu ăn quá nhiều sẽ gây khó chịu cho đường tiêu hóa. Những đốm nâu và đen trên vỏ khoai tây bị nhiễm độc tố alternaria, sẽ sản sinh ipomarone sẽ gây tổn thương gan và ngộ độc. Người bị ngộ độc sẽ thấy buồn nôn, tiêu chảy, nếu bị nặng sẽ sốt cao, đau đầu, khó thở, co giật, nôn ra máu, hôn mê, thậm chí dẫn đến tử vong.

Ngân hạnh (bạch quả). Trong vỏ ngân hạnh có chứa độc tố ammonocarbonous acid (còn có tên hy-droginkgolic acid), nó có thể dễ dàng kết hợp với cytochrome oxidase của cơ thể, làm cho hợp chất của tế bào này mất hết hoạt tính, khiến tế bào không thể tiếp nhận oxy gây tổn thương trung khu thần kinh, gây ngộ độc. Ngoài ra, cũng không nên ăn nhiều quả ngân hạnh chín.

Hoa hiên (rau kim châm) tươi. Trong hoa hiên có chứa độc tố kiềm colchicine sau khi vào cơ thể nó bị oxy hóa chuyển thành hợp chất độc hại. Sau khi ăn sẽ gây ra các triệu chứng tương tự như viêm dạ dày cấp, viêm ruột cấp tính rất dễ chuẩn đoán sai. Rau kim châm khô, trong quá trình chế biến đã được ngâm nước, như vậy chất colchicine đã được hòa tan gần hết, do đó không gây độc hại gì.

Đậu tằm. Hồng cầu của người thiếu glucose 6 phosphate dehydrogenase (G6PD), sau khi ăn đậu tằm sẽ gây vàng da tán huyết, hay còn gọi là “favism” (bệnh đậu tằm). Bệnh này mang tính di truyền, vì vậy những người có tiền sử gia đình về chứng thiếu G6PD thì nên đi khám và tốt nhất là không nên ăn đậu tằm.

Mộc nhĩ tươi. Trong mộc nhĩ tươi có chứa chất morpholine rất nhạy cảm với ánh sáng. Sau khi ăn mộc nhỉ được chiếu sáng dưới ánh nắng mặt trời sẽ dẫn đến viêm da ánh sáng. Trường hợp nặng hơn sẽ gây phù nề thanh quản khiến việc hô hấp gặp khó khăn. Vì vậy, không nên ăn mộc nhĩ tươi mà phải qua sơ chế, nấu chín.

Mã thầy. Mã thầy thường được trồng ở ruộng nước, vì vậy, vỏ của nó có thể chứa các chất độc hại và phân bón hóa học. Ngoài ra, trong vỏ của mã thầy còn có các loại ký sinh trùng, nếu ăn mã thẩy mà không rửa, bỏ vỏ thì rất dễ gây bệnh.

Đậu ván. Thành phần độc tố trong đậu ván là hợp chất saponin và chất ức chế trypsin (trypsin inhibitor). Những chất độc này sau khi bảo quản ở nhiệt độ thấp trong tủ lạnh thì độc tính của nó càng rõ rệt hơn, cao hơn. Khi xào nấu chưa chín hẳn (màu sắc vẫn xanh) ăn vào chắc chắn sẽ trúng độc. Sau khi ăn khoảng 1 – 4 giờ đồng hồ, sẽ có triệu chứng hoa mắt, váng đầu, lợm giọng, nôn ói, sau đó đau quặn bụng và tiêu chảy. Trước khi nấu bạn nên luộc chín vớt cái đổ nước, đem tráng qua nước lã xong mới dùng để xào nấu, sẽ không trúng độc.

Rong biển có màu xanh tím. Khi ngâm rong biển trong nước mà nó chuyển sang màu xanh tím chứng tỏ rong biển đã bị nhiễm chất độc hại polypeptide dưới biển trong một thời gian dài. Những độc tố này không thể giải độc khi nấu chín, vì vậy tốt nhất không nên ăn.

Theo Kiến thức
MỚI - NÓNG
Mưa lớn gây ngập ở Hà Tĩnh
Mưa lớn gây ngập ở Hà Tĩnh
TPO - Mưa lớn kéo dài cùng nước từ thượng nguồn đổ về đã gây ngập úng, chia cắt giao thông một số khu vực ở Hà Tĩnh. Ngành chức năng địa phương đã xả tràn các hồ chứa để ứng phó mưa lũ có thể xảy ra.