> Học sinh cai nghiện… thuốc ho
> Tự uống thuốc gây ảo giác để né trả bài
Khu vui chơi giải trí miễn phí hoàn toàn dành cho những bệnh nhân ngoại trú, những người đã trải qua những tháng ngày sống khắc khổ trong khu nội trú, bao gồm mấy dàn karaoke, dàn máy tính vào internet, đồ ăn thức uống nhẹ, mấy bàn bi-a chất lượng cao.
Chị Thanh là nhân viên trông coi cho biết: “Chúng tôi có hàng trăm học viên ngoại trú, họ đến đây chơi từ sáng đến trưa không mất tiền”. Chị còn cho biết cạnh đó có phòng chiếu phim, có phòng hát karaoke khá hiện đại nữa.
Hỏi Phó giám đốc trung tâm Nguyễn Phan Minh được biết bệnh nhân ngoại trú mỗi tuần ba lần tới để thử xem còn dùng ma túy hay không và cấp thuốc uống. Chính không gian vui vẻ, thân thiện với nhiều trò chơi giải trí của trung tâm cũng cuốn hút anh chị em trở lại để lấy thuốc đều đặn. Hàng chục người tới lấy thuốc, thái độ vui vẻ trò chuyện với các nhân viên khiến người ta nghĩ tới một quầy bán vé vào xem phim hơn là việc lấy thuốc cai nghiện.
“Việc cai nghiện không khó lắm, nhưng chống tái nghiện mới gian nan. Bản thân em từng bỏ ma túy 5 năm, nhưng rồi lại hút”. Học viên H.L |
Trung tâm cai nghiện của nhà nước có khi lên tới hàng ngàn giường bệnh, nhưng ở trung tâm Thanh Đa chỉ 200 giường. Anh Phan Minh nói: “Bộ Y tế đánh giá cao mô hình chúng tôi và đề nghị nâng cấp lên 1.000 giường, nhưng chúng tôi vẫn giữ quy mô vừa phải để chăm sóc học viên tốt hơn”. Có lẽ bí quyết của trung tâm này nằm ở điều trị ngoại trú. Tuy có hai trăm giường nhưng sau khi đã điều trị ổn, số này lại chuyển thành điều trị ngoại trú và số giường bệnh được luân chuyển cho người khác. Hiện có 300 học viên ngoại trú vẫn hàng tuần tới lấy thuốc.
“Chống tái nghiện mới là công việc khó và chúng tôi khuyến khích hướng này” – anh Phan Minh cho biết: “Chúng tôi khuyến khích các em tự chiến đấu với chính mình. Chúng tôi sẽ trợ giúp các em. Các em vẫn có thể sống cùng gia đình, đi làm việc bình thường, và hàng tuần tới lấy thuốc, sinh hoạt cộng đồng vui vẻ. Khi nào thực sự trở lại cuộc sống bình thường, khi đó các em không cần thăm khám nữa”.
Trung tâm hiện đang dùng thuốc chống cai nghiện là Natrexone, một dược chất được chính phủ Mỹ nghiên cứu nhằm chống tái nghiện cho cựu quân nhân Mỹ sau chiến tranh Việt Nam. Dược chất này giúp “người nghiện không còn cảm giác phê, nên không cần dùng heroin nữa” - các bác sĩ cho biết.
Qua tìm hiểu thông tin thì dược chất này chỉ mang tính bổ trợ, còn việc cai nghiện, từ bỏ những ham muốn tầm thường kia, là nỗ lực đòi hỏi sự phấn đấu của cả sinh lý, tâm lý, đạo đức, tình cảm của người tự nguyện cai.
Ngoài cắt nghiện, cai nghiện, trung tâm tập trung vào quá trình phát triển tư duy tích cực, xây dựng nhân cách làm chủ bản thân. Ngoài những lớp thể thao, bơi lội, võ thuật, còn có những chương trình thiền định, đọc sách, dã ngoại, du lịch thăm viếng phong cảnh. Một học viên tên H.L. cho biết: “Việc cai nghiện không khó lắm, nhưng chống tái nghiện mới gian nan. Bản thân em từng bỏ ma túy 5 năm, nhưng rồi lại hút. Giờ em vào trung tâm, đã được 3 năm, không sử dụng ma túy nữa. Em dần hiểu rằng con người ta phải vượt lên chính mình, trở thành một con người trưởng thành hơn, phải biết sống có ý nghĩa, chứ không chỉ đơn giản là cắt cơn nghiện”. Bỏ ma túy, người H.L. rơi vào sự trống rỗng khó tả, tưởng như không gì khỏa lấp được, đó là thử thách quá sức với cô.
Nghiện hàng chục năm, tiêu tốn rất nhiều tiền của bố mẹ và gia đình, giờ đây H.L. thực sự đã cai được nghiện. Cô vừa về phép dài ngày, nhưng không hề dùng lại ma túy. Nhưng cô vẫn xin trở lại trung tâm để tìm sự trợ giúp tâm lý. “Giờ đây tôi muốn tìm cho mình một lối thoát, bằng những sinh hoạt cộng đồng, bằng việc giúp đỡ những người khác” - H.L. nói.
Bạn T., một nhân viên ngân hàng, đang điều trị ngoại trú. Bạn thân của T. là một tay chơi nghiệp dư, thỉnh thoảng mới dùng, nên bị sốc thuốc mà chết. Trước cái chết đau đớn của bạn, T. đã xin vào trại Thanh Đa. T. nghĩ, đứa con 4 tháng tuổi của mình cần cha trên cõi đời này.
H.L. nói rằng trước kia cô “bước đi bằng bước chân của kẻ khác, chông chênh như đi trên mây”, giờ đây, cô “bước đi chậm rãi, bằng bước chân chính mình, cảm giác được da thịt bàn chân chạm vào đất đai quê hương và được mảnh đất này nâng đỡ”. Cô đã đứng vững.
Bác sĩ Lê Thị Kim Thi, Trưởng khoa Chống tái nghiện cho biết: “Chúng tôi quan tâm đến nghị lực của các bạn trẻ. Việc lấy lại niềm tin, lấy lại ham muốn sống và cống hiến là công việc đầu tiên của trung tâm”. Người bác sĩ điều trị trở thành người bạn tâm giao của học viên: “Khi các bạn đã thực sự tìm thấy nghị lực và ý chí, chúng tôi giúp đỡ các bạn vượt qua những khó khăn ban đầu. Sau đó, các bạn sẽ được điều trị ngoại trú để tìm thấy niềm vui trong công việc và cuộc sống”. Bác sĩ Kim Thi nói: Bây giờ tôi đã hiểu vì sao trung tâm lại điều trị ngoại trú nhiều hơn nội trú. Họ không bao giờ muốn tạo ra cho bệnh nhân mặc cảm rằng họ đang bị bệnh, họ đang là con nghiện cần phải cách ly. Nội trú chỉ dành cho những giai đoạn, những bệnh nhân đặc biệt, như nghiện lâu, sức khỏe yếu, mắc những bệnh lý nghiêm trọng do nghiện để lại.
Tình cờ tôi gặp lại T., nơi bạn trẻ này đang làm việc ổn định và hiệu quả. Không ai biết T. vẫn đang theo khóa chống tái nghiện. Ít ai biết T. đã từng nghiện, từng cai nghiện và càng ít người giờ đây biết T. đang vượt lên thử thách chống tái nghiện. Nhưng, chính T. biết rằng mình đã được tạo điều kiện tốt để chứng minh nghị lực của một người trí thức trẻ và người cha trẻ tuổi như thế nào.