Những cậu ấm, cô chiêu học thêm tại... sòng bài

Những cậu ấm, cô chiêu học thêm tại... sòng bài
TP - Ván bài đang về nước cuối thì tiếng chuông điện thoại vang lên từ chiếc iPhone 4S, T. liếc mắt vào màn hình rồi ra hiệu mọi người im lặng “bà già gọi” rồi nhanh miệng trả lời: “Con mới ra khỏi trường, giờ phải đến nhà thằng H. bên Bình Thạnh học nhóm mẹ ạ. Mẹ với ông bà cứ ăn cơm trước đi chứ con đi học về khuya lắm”.

> Thí điểm cho người Việt chơi casino?
> Học trò dính bẫy casino

Khu cà phê bờ sông Thanh Đa luôn được các quý tử chọn là nơi “học nhóm”. ảnh: Nhã Đan
Khu cà phê bờ sông Thanh Đa luôn được các quý tử chọn là nơi “học nhóm”. ảnh: Nhã Đan.

Hằng ngày, các cô, cậu quý tử này vẫn xin tiền bố mẹ đi học thêm. Phụ huynh ở nhà đinh ninh con chăm chỉ ngày đêm bổ sung kiến thức, nhưng họ đâu biết con mình đang tổ chức học thêm, học nhóm tại sòng bài, quán bar.

Học… đánh bạc

17h chiều, khi vừa tan trường, Đặng Hoàng T. 17 tuổi, học sinh lớp 11 trường THPT Gia Định (Xô Viết Nghệ Tĩnh, quận Bình Thạnh) điện thoại mời tôi tham gia “học thêm” vì đang thiếu một chân “học nhóm”.

Địa điểm của nhóm T. một tuần nay là nhà H. (Đường D1, quận Bình Thạnh). Nhà chỉ có hai chị em. Chị gái đã đi làm, bố mẹ về quê Ninh Bình thăm họ hàng cả tuần nay.

Thực chất của việc “học nhóm” tại nhà H. là để nhóm T. đánh bài ăn tiền. “Trước kia thì bọn em hay đánh bài ở quán cà phê gần trường hay ở khu bờ sông ngoài Thanh Đa (quận Bình Thạnh). Nhưng giờ nhà thằng Hưng không có ai nên cả bọn ngày nào cũng kéo về đây đánh cho thoải mái”-T. nói.

“Chỉ cần nói đi học là ông bà già mừng lắm, muốn gì ông bà cũng chiều, xin tiền ông bà cho không tiếc”- Hải, cậu học sinh có vẻ ngoài già dặn kể.

Cả nhóm bắt đầu vào sòng, ba bộ bài mới cứng được lấy từ trong cặp T. ra. “Như cũ, năm - mười nhá (nhất 100 ngàn, nhì 50 ngàn đồng). T. nói về thể lệ tiền, Hải và H. đồng thanh “ok”.

Trong khi T. cầm cái chia bài, tất cả đều móc tiền ra. Tuấn để khoảng 2 triệu trước mặt, H. có khoảng 1,5 triệu còn Hải thì ít hơn, khoảng 700 ngàn. Mới đánh ván thứ 3, Hải bị bố gọi điện tới. Hải nhanh tay bắt máy với giọng nhỏ nhẹ: “Dạ con nghe bố ơi! Con đang học nhóm nhà thằng Thắng, bài hôm nay thầy dạy khó hiểu quá bố ạ. Bố không tin nói chuyện với anh thằng Thắng nè”. Nháy mắt về phía tôi rồi đưa điện thoại của mình cho tôi với lời dặn nói dối là mấy thằng đang học nhóm để cho bố Hải tin, và xin phép cho chúng học về muộn chút.

Học thêm tại...quán bar

Sau 3 tiếng sát phạt nhau tại nhà H., Hải đã cháy túi 500 ngàn đồng mới xin mẹ để đóng học thêm. Số tiền trên vào túi của T. Để chơi đẹp với bạn, T. tuyến bố: “Thôi về quán Bar Kiều... (đường Trần Quang Khải, quận 1) “học thêm”. Khi nghe tôi hỏi sao lại học thêm ở quán bar, H. cười mỉa: “Giờ ai học thêm ở nhà cô giáo nữa huynh, quán bar học thêm mới nhiều kiến thức xã hội, chứ kiến thức thầy cô sau này ra đời áp dụng được gì đâu”.

T. thích “học thêm, học nhóm” tại sòng bài, quán bar
T. thích “học thêm, học nhóm” tại sòng bài, quán bar.

Cả nhóm vui vẻ và yêu cầu gọi thêm mấy đứa con gái khác lớp đi cùng cho vui. 19h30, nhóm T. gồm 5 trai, 3 gái đều học cùng trường, có 3 bạn học lớp 12 còn nguyên đồng phục học sinh trên người có mặt tại quán bar.

Quán bên ngoài chỉ đề biển cà phê nhưng bên trong được thiết kế như một quán bar thu nhỏ, bản nhạc sàn mở cỡ lớn từ sân khấu do cô gái mặc đồ hai mảnh chơi DJ. Từng bàn khách, đội ngũ nhân viên mặc đồ mát mẻ ngồi cạnh phục vụ.

Để có thể theo bạn bè tham gia vui chơi mà không bị quản lý, những cậu ấm, cô chiêu thường nghĩ ra đủ mọi cách để lòe gia đình. Đứa thì nói đi dã ngoại cùng lớp, đứa nói xin qua nhà bạn học vì bố mẹ nó đi công tác ở nhà một mình sợ... nhưng cách tốt nhất để các cô cậu quý tử lừa gia đình tốt nhất vẫn là đi học ngoại khóa.

Thấy nhóm T. bước vào quán, tay quản lý dường như đã quen với nhóm mỉm cười rồi đưa cả đám tới một bàn khuất phía trong tường. “Nay dùng gì đây mấy em, rượu hay bia?”- người quản lý hỏi T. “Cho chai Chivas 12, một bao ba số, một đĩa tráng miệng đi anh giai”- T. nói như hét để át tiếng nhạc.

Không phải đợi lâu, cô tiếp viên mang ra những thứ T. gọi đồng thời ngồi cạnh T. để phục vụ rượu cho các quý tử. Cậu vừa uống rượu, phì phèo điếu thuốc trên môi và đưa người theo tiếng nhạc rồi hò hét cổ vũ cô nhân viên uốn éo. Ba cô nữ sinh mặt búng ra sữa kia uống rượu như uống thuốc tiên và mỗi lúc mỗi sung mãn. Cứ sau mỗi tiếng vỗ... là cô nhân viên lại rót tiếp rượu rồi lại uống, lại uốn éo và hò hét, chỉ sau hai tiếng, chai rượu cũng như bao thuốc đã không còn trên mặt bàn. Buổi học thêm kết thúc vào lúc 10h.

Hằng, cô bé với dáng người nhỏ, khuôn mặt bầu bĩnh dễ thương đang học lớp 12 cho biết: “Bọn em đi chỉ để giải trí sau những tiết học căng thẳng ở trường và học phụ đạo tại các trung tâm, ở đây tụi em được là chính mình. Vì không có nhiều tiền nên mỗi tuần chỉ ghé hai lần thôi, các bạn nam thì ngắm tiếp viên còn bọn em ngắm mấy anh đẹp trai và ca sĩ mình yêu thích”.

Chỉ trong khoảng hai tiếng “học thêm” tại quán bar , nhóm T. tính tiền với giá 2 triệu đồng. Cộng cả tiền bo cho nhân viên mỗi người phải góp 300 ngàn đồng, riêng Hải hết tiền nên T. cho mượn. Trước khi ra về T. lấy trong túi ra một bịch chè khô và đưa cho mỗi bạn một nắm cho vào miệng nhai: “Nhai cái này vào là về nhà bố mẹ có ngửi thế nào cũng không thấy mùi rượu hay thuốc lá. Mặt có đỏ thì nói con bị trúng gió, ông bà già càng thương và cho tiền nhiều hơn”-Hằng giải thích việc nhai chè khô của nhóm.

Cuối tuần ngoại khóa casino

Để có thể theo bạn bè tham gia vui chơi mà không bị quản lý, những cậu ấm, cô chiêu thường nghĩ ra đủ mọi cách để “lòe” gia đình. Đứa thì nói đi dã ngoại cùng lớp, đứa nói xin qua nhà bạn học vì bố mẹ nó đi công tác ở nhà một mình sợ... nhưng cách tốt nhất để các cô cậu quý tử lừa gia đình tốt nhất vẫn là đi học ngoại khóa.

“Học nhóm” ở quán cà phê
“Học nhóm” ở quán cà phê.

Ngồi bên cổng trường Á Châu (đường Cộng Hòa, quận Tân Bình), chúng tôi được nghe Trung cùng năm bạn học sinh lớp 10 của trường Á Châu mách nước “báo cáo” với gia đình để chuẩn bị cho chuyến đi Campuchia hai ngày cuối tuần chơi casino. Sau một hồi, cả nhóm thống nhất sẽ nói với gia đình rằng lớp tổ chức học ngoại khóa môn sinh học ở Lâm Đồng hai ngày cuối tuần. “Từng đứa trong nhóm sẽ qua nhà nhau rồi giả bộ nói chuyện chuẩn bị cho chuyến đi học ngoại khóa cuối tuần, đánh tiếng với ông bà già rồi xin mới dễ, còn chuyện cô giáo gọi điện tới xin gia đình thì thuê một bà ve chai nào đó vào bưu điện gọi về nhà nói chuyện với ông bà già. Thấy mấy bạn và cô giáo gọi xin thì được đi chắc luôn”- Trung mách nước cho từng đứa trong nhóm làm.

 Đi đợt này em phải vay đứa bạn thân 2 triệu, cộng với tiền học thêm, tiền xin bố mẹ và tích cực ra quán giúp ông bà bán hàng để ém tiền khách mua đồ mới tự tin đi với tụi thằng Trung anh ạ.

Trang bảo

Tôi thắc mắc không có hộ chiếu thì qua đó thế nào? Trang, cô bé trong nhóm nhanh nhảu: “Cái đó có gì khó, chỉ cần tới Mộc Bài (Tây Ninh) thuê xe ôm đưa là qua”.

Hầu như những cô, cậu quý tử này đều là con nhà khá giả, bố mẹ lo làm ăn nên ít được quan tâm và quản lý. Trung là con trai duy nhất của một ông chủ chuyên buôn gỗ xuất khẩu tại quận 1, đi học bằng xe hơi nên mỗi lần trốn đi chơi Trung lại phải nhét cho tài xế ít tiền rồi cho ông đi uống cà phê đâu đó tới giờ gọi điện kêu đón về. Thế nhưng, trong đám bạn của Trung cũng có những đứa gia đình không phải khá giả gì.

Trang là đứa có hoàn cảnh như vậy, nhà có hai chị em, Trang lớn nhất và tới cậu em trai đang học lớp 5. Bố mẹ chỉ buôn bán tạp hóa nhỏ ở chợ Hoàng Hoa Thám (quận Tân Bình). Nhưng vì không muốn con thua kém bạn bè nên bố mẹ cô bé quyết đầu tư cho con vào học trường Á Châu để con có điều kiện học tốt nhất.

Thế nhưng vì bạn bè trong trường ai cũng con nhà giàu, để chứng tỏ mình không thua kém bạn bè cùng lớp. Trang tham gia nhóm của Trung, để có tiền chơi bời nhiều lúc Trang phải vay bạn bè, hay thậm chí là ra quán phụ bố mẹ rồi ém tiền khách mua hàng.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
CEO Acecook Việt Nam bị làm giả chữ ký
CEO Acecook Việt Nam bị làm giả chữ ký
TPO - Công ty CP Acecook Việt Nam cho biết, trên nhiều trang mạng xã hội như Facebook, Zalo… lừa đảo bằng cách giả dạng thông tin tuyển dụng, làm giả cả chữ ký của tổng giám đốc trên thông tin tuyển dụng rồi đưa vào các trường đại học tuyển ứng viên. Đối tượng lừa đảo yêu cầu ứng viên nộp tiền tuyển dụng vào tài khoản, từ 150.000 - 300.000 đồng/người.