> Kiên quyết thu hồi dự án 'treo'
> TP HCM sắp trảm dự án bất động sản treo
Bi kịch của đợt “tháo khoán” cấp đất dự án trước khi sáp nhập về Hà Nội tại xã Đông Xuân “hàng xóm” cũng không khác. Riêng khu đô thị Tiến Xuân đã lấy đi của Đông Xuân tới 900 héc-ta, cả đất ở lẫn đất canh tác.
Thậm chí đến cả trụ sở liên cơ quan Đảng ủy - HĐND - UBND của xã cũng trong diện tích bị thu hồi cho dự án. Khổ cái, đến lãnh đạo xã cũng không biết khi nào thì dự án khởi công?
Câu chuyện này cũng đang xảy ra ở các quận, huyện vùng phía tây Hà Nội, như: Hà Đông, Hoài Đức, Đan Phượng, Quốc Oai, Thạch Thất... khi tràn lan các dự án “chết”. Riêng Thạch Thất có trên 100 dự án, phần lớn mới đang “treo”.
Kiểu đầu tư nêu trên vài năm trước vốn là “đòn phép” kiếm siêu lợi nhuận của nhiều chủ đầu tư khi đất nông nghiệp được đền bù với giá rẻ rồi đầu tư một chút hạ tầng là có thể đem phân lô, bán nền với giá cao (đất nông nghiệp đến bù chỉ trên dưới chục triệu đồng/sào, nhưng qua vài bước thủ tục như đã nêu, chủ đầu tư đã có thể bán được từ dăm bảy triệu đến hàng chục triệu đồng/m²).
Và đương nhiên, khoản “siêu lợi nhuận” này phải được “phân chia chiến lợi phẩm” với những cá nhân có thẩm quyền phê duyệt, cấp đất dự án! Và đó chính là liên minh được gọi là “nhóm lợi ích”.
Một nguyên nhân rất lớn dẫn đến tình trạng tràn lan các dự án “treo” và khu đô thị bỏ hoang là do các khâu quản lý nhà nước trong lĩnh vực bất động sản quá yếu.
Trong đó có một lý do nặng ký nhất là: “chưa xác định năng lực tài chính của chủ đầu tư và chưa có định hướng phát triển rõ ràng”. Vậy mà người ta vẫn phóng tay ký cấp phép và giao đất. Không hiểu những vị có trách nhiệm khi hạ bút ký duyệt cấp phép cho những dự án “treo” này, lúc ấy nghĩ gì? Và bây giờ - có thể người đã “hạ cánh an toàn”, người không còn tại vị- liệu họ có đau vì những hậu quả nhãn tiền và nhức nhối do mình gây ra?
Còn nhớ, khi Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng báo cáo trong phiên chất vấn ở Quốc hội chiều 12-11-2012, ông đã cung cấp một thực trạng đáng lo ngại: tổng giá trị tồn kho hàng hóa bất động sản của cả nước ở thời điểm đó là 40.750 tỷ đồng.
Trên thực tế, vốn đầu tư khu đô thị và bất động sản chủ yếu dựa vào vốn vay, và dựa vào vốn góp của người dân. Còn chủ đầu tư đa số là có vốn chủ sở hữu rất thấp.
Vì vậy, nợ tín dụng liên quan đến bất động sản hiện khoảng hơn 1 triệu tỷ đồng; đồng nghĩa với 1 triệu tỷ đồng của nền kinh tế đang bị “chôn” trong bất động sản! Điều này là nguyên nhân chính dẫn tới nợ xấu của nền kinh tế.
Tác hại của kiểu đầu tư “treo” với xã hội là trầm trọng vì đã biến hàng ngàn ha đất nông, lâm nghiệp thành những vùng bỏ hoang; đồng thời cả triệu tỷ đồng của nền kinh tế bị “chôn” vào đó, nay không có cách gì rút ra! Câu chuyện này chỉ có thể chấm dứt được khi Nhà nước có chế tài đủ mạnh đối với những “nhóm lợi ích” và giới đầu cơ.