> ‘Không có lý do gì hạn chế người nước ngoài mua nhà’
Ông Hoàng cho biết, Bộ KH&ĐT và các bộ ngành liên quan chỉ quản lý chung về đầu tư, còn quản lý dự án xử lý trực tiếp cụ thể phải là
địa phương.
Nhưng ở đây dự án do Bộ KH&ĐT cấp phép chứ không phải địa phương?
Việc quản lý dự án thế nào, trong Luật Đầu tư đã có quy định. Trong đó, có quy định rõ về trách nhiệm của bộ, ngành liên quan và trách nhiệm của UBND địa phương. DN khi đi vào hoạt động, phải có trách nhiệm báo cáo hoạt động với chính quyền địa phương. Các cơ quan (thuế, môi trường, lao động, đất đai...) phải quản lý theo chức năng nhiệm vụ; còn Sở KH&ĐT chỉ là cơ quan làm đầu mối.
Theo ông, để xảy ra tình trạng như hiện nay, trách nhiệm thuộc về ai?
Về nguyên tắc, ai cấp phép cũng phải đều căn cứ vào luật. Bộ hay địa phương cấp cũng thế. Ở đây, không có chuyện bộ cấp dễ dàng hơn địa phương hay ngược lại. Tất cả đều phải theo luật. Khi cấp phép rồi, địa phương phải có trách nhiệm quản lý dự án. Do đó, bộ hay địa phương cấp phép không khác gì về bản chất. Hơn nữa, nay theo quy định, việc quản lý đã phân cấp cho địa phương, nên việc sát sao giám sát phải là địa phương.
Theo ông trách nhiệm của địa phương cần phải làm gì để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho các bên liên quan?
Lúc này, DN khó khăn là chuyện bình thường. Do đó, khi chưa nắm chắc câu chuyện mà phát ngôn không đúng, sẽ ảnh hưởng đến DN nói riêng và môi trường đầu tư nói chung. Cho nên, các cơ quan liên quan phải sớm vào cuộc tìm hiểu, nắm bắt. Mục đích là hạn chế xảy ra hậu quả đáng tiếc. Trường hợp phát hiện DN sai phạm, cần phong tỏa tài khoản để bảo vệ quyền lợi các bên liên quan.
UBND tỉnh Quảng Nam cần phải đến tận nơi xem tình hình thế nào, vấn đề gì đang xảy ra. Vấn đề đầu tiên cần quan tâm là có liên quan đến quyền lợi của người lao động hay không. Các vấn đề về tài chính phức tạp đến đâu, liệu có phải phong tỏa tài khoản không... Mục đích là để hạn chế việc DN chuyển tiền ra nước ngoài.
Theo ông, trong trường hợp DN đã chuyển tiền, vàng về nước sẽ xử lý thế nào?
DN có muốn chuyển cũng phải đúng quy định pháp luật chứ đâu phải dễ. DN phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Trường hợp, họ chuyển được, cơ quan nào làm sai, cơ quan đó phải chịu
trách nhiệm.
Theo ông, tài sản để lại của DN không đủ trả nợ sẽ xử lý thế nào?
Bây giờ cơ quan chức năng phải vào cuộc kiểm tra để xem vấn đề tài chính của DN ra sao. Nếu sai phạm, biện pháp đầu tiên là phải phong tỏa tài khoản. Tuy nhiên, đến thời điểm này, chưa thể nói được gì vì phải nắm được vụ việc cụ thể.
Cảm ơn ông.
PHONG CẦM
thực hiện