Không lâu sau đó, ngọn lửa kèm khói màu hồng bốc cao hơn 1 mét, khiến nhiều người dân lo lắng. Anh Quang liền gọi điện báo cơ quan chức năng.
Lực lượng dân phòng, công an và đại diện ban chỉ huy quân sự phường 13 có mặt phong tỏa hiện trường, đảm bảo an toàn cho người dân.
Theo Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM, vụ cháy nổ mặt đường này có thể do khí mê tan tích tụ trong lòng đất. Ngoài ra, vụ việc có thể do chập điện, rò rỉ điện qua hệ thống cáp ngầm nhưng khả năng này rất thấp.
Các chuyên gia tiến hành lấy mẫu đất, khí xét nghiệm.. |
Trước đó, ngày 29/10, Trung tâm phân tích thí nghiệm đã lấy tổng cộng 18 mẫu tại hiện trường vụ cháy nổ, trong đó có 7 mẫu đất, 3 mẫu nước và 8 mẫu khí, các mẫu được lấy từ độ sâu 0,8 – 3 mét.
Sau khi lấy mẫu xét nghiệm, cơ quan chức năng không phát hiện ra các loại khí gây cháy nằm lẫn trong đất. Thành phần của đất chủ yếu là các chất vô cơ thông thường như silic, nhôm, sắt…; không phát hiện ra thành phần nào cao bất thường.
Tin liên quan >Mặt đường phát nổ, bốc cháy, nước sôi sùng sục |
Riêng mẫu khí, cơ quan chức năng phát hiện thành phần khí mê tan từ các độ sâu khác nhau có hàm lượng cao từ 0.2 đến 2%, còn các mẫu khí trong khu dân cư có hàm lượng khí mê tan nằm trong giới hạn cho phép.
Sở Khoa học công nghệ TP.HCM cho rằng, đây có thể là nguyên nhân gây cháy nổ nhưng do lượng mê tan ít nên đã cháy hết.
Kể từ 8 giờ ngày 29/10 đến nay, tại khu vực hiện trường không có thêm hiện tượng bất thường nào.
Máy Georadar cũng không phát hiện được các lỗ hổng xung quanh khu vực hiện trường.
Sở Khoa học và Công nghệ cùng với các cơ quan chính quyền địa phương tiếp tục giám sát chặt chẽ tại hiện trường cho đến hết ngày 3/11.
Sau thời điểm này, nếu không phát hiện hiện tượng bất thường, các đơn vị này sẽ đề nghị cơ quan chính quyền địa phương tái lập mặt đường để nhân dân sinh hoạt bình thường.