Từng tử hình 2 cán bộ vì làm giả hàng nghìn hài cốt liệt sĩ

Từng tử hình 2 cán bộ vì làm giả hàng nghìn hài cốt liệt sĩ
Cách đây 21 năm, một vụ quy tập hài cốt liệt sĩ giả mạo với xương thú, đất cát, xi măng, mảnh sành… quy mô cực lớn đã bị phanh phui. Hai cán bộ ngành LĐ-TB-XH bị tử hình, hơn 40 cán bộ khác lãnh án tù.

Từng tử hình 2 cán bộ vì làm giả hàng nghìn hài cốt liệt sĩ

> Bà Phan Thị Bích Hằng: Tôi phẫn nộ với ‘cậu Thủy’
> Giám định ADN để làm trong sạch nghĩa trang

Cách đây 21 năm, một vụ quy tập hài cốt liệt sĩ giả mạo với xương thú, đất cát, xi măng, mảnh sành… quy mô cực lớn đã bị phanh phui. Hai cán bộ ngành LĐ-TB-XH bị tử hình, hơn 40 cán bộ khác lãnh án tù.

Bài báo của phóng viên Nguyễn Linh Giang cách đây 21 năm vẫn còn nguyên tính thời sự
Bài báo của phóng viên Nguyễn Linh Giang cách đây 21 năm vẫn còn nguyên tính thời sự.

Cách đây đúng 21 năm, cũng tại Quảng Trị, một vụ việc quy tập hải cốt liệt sĩ giả mạo kinh thiên động địa đã xảy ra. Chỉ tại một huyện là Cam Lộ, người ta đã dùng xương thú, phân dơi, bột viên pin, đất cát… giả làm hài cốt liệt sĩ, lập nên 2.366 ngôi mộ giả để chiếm đoạt tiền của Nhà nước, của nhân dân.

Vụ việc chỉ được lật tẩy khi nhà báo Nguyễn Linh Giang, phóng viên báo Lao Động, điều tra và phơi bày ra ánh sáng.

Kết quả, 81 đối tượng phải ra trước vành móng ngựa, với 2 án tử hình, 44 án tù từ chung thân đến có thời hạn, trong đó có cả ông Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Trị.

Bài báo của anh có nhan đề là “Sự thật về những ngôi mộ giả ở nghĩa trang liệt sĩ tại Quảng Trị”, đăng trên báo Lao Động số 26 (3642) ra ngày 25/6/1992.

Hóa ra, với việc các 'nhà ngoại cảm' lừa đảo quy tập mộ liệt sĩ giả hiện tại, câu chuyện mà đồng nghiệp báo Lao Động đã viết cách đây 20 năm vẫn còn mới nguyên tính thời sự.

Kỳ 1: Sự thật về những ngôi mộ giả ở nghĩa trang liệt sĩ tại Quảng Trị

Đạo lý dân tộc ta: “Uống nước nhớ nguồn”. Chúng ta ngày nay được hưởng cuộc sống thanh bình, hạnh phúc, chúng ta không quên ơn hàng triệu đồng bào, chiến sĩ đã hy sinh trong hai cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.

Chủ trương đưa mộ liệt sĩ rải rác khắp nơi quy tập về các nghĩa trang là hợp nguyện vọng và đạo lý của dân tộc ta. Thế nhưng, tại Quảng Trị vốn là nơi chiến trường khốc liệt, tỉnh đi đầu trong việc quy tập mộ liệt sĩ lại xôn xao về những ngôi mộ giả.

Hàng nghìn mộ giả

Huyện Cam Lộ của tỉnh Quảng Trị được thành lập từ sự chia tách khỏi thị xã Đông Hà. Cùng với “cơn sốt” xây dựng các cơ quan, công sở, nhà ở…, việc xây dựng nghĩ trang liệt sĩ của huyện cũng được tiến hành khẩn trương. Trên cơ sở nghĩa trang liệt sĩ của xã Cam Thành, huyên Cam Lộ quyết định nâng cấp nên thành nghĩa trang của huyện với quy mô khoảng 4.000 ngôi mộ.

Chủ trương quy tập mới được thông báo, nghĩa trang Cam Lộ lúc đầu vẻn vẹn có 160 ngôi mộ, thế nhưng chỉ trong vòng 4 ngày, đã nhảy vọt ồ ạt lên đến 3.303 mộ. Một sự quy tụ quá cấp tập và không bình thường! Dư luận bắt đầu xôn xao về việc có những nhóm ba người, đi trong vòng ba ngày đã đưa về 190 hài cốt liệt sĩ, có nhóm năm người đi trong vòng sáu ngày đã đưa về 170 hài cốt.

Các mộ liệt sĩ ở Quảng Trị phần lớn ở trên rừng sâu, vùng đồi núi và trung du, chiếu theo sơ đồ, trong một đợt đi tìm được vào ngôi mộ đã là hiếm bởi hơn hai chục năm nay địa hình và cảnh vật đã thay đổi. Như vậy thì hàng nghìn ngôi mộ lấy từ đâu ra trong thời gian ngắn?

Ngày 25/3/1992, UBND huyện Cam Lộ đã quyết định thành lập Hội đồng kiểm tra xác định hài cốt liệt sĩ, tiến hành đào quật toàn bộ số mộ vừa mai táng xong. Qua năm ngày kiểm tra, kết quả thu được thật sửng sốt: Trong tổng số 3.303 mộ, chỉ có 937 mộ là có hài cốt, còn lại 2.366 mộ không có hài cốt.

Dưới các mộ giả này chỉ có đất, cát, ruột pin được giã nhỏ trộn với đất và cả xương động vật. Điển hình là các trường hợp sau: Trần Viết Đới (Cam Thủy) quy tập 170 mộ thì tất cả không có hài cốt; Lê Văn Thắng (Cam Thủy) quy tập 294 mộ thì có đến 274 mộ giả; Đào Văn Cường (Cam Thủy) bốc 217 mộ thì có 204 mộ giả; Phạm Văn Huấn (Cam Thành) quy tập 106 mộ thì có 104 mộ không có hài cốt; Phạm Nhân (Cam Thành) quy tập 191 mộ thì chỉ có 15 mộ có hài cốt…

Đặc biết, trưởng công an xã Cam Thủy là Lê Chí Tam đã quy tập 264 mộ thì có đến 101 mộ không có hài cốt; xã đội trưởng Cam Thủy là Võ Thanh Triết quy tập 98 mộ thì chỉ có năm mộ có hài cốt.

Máu tham hễ thấy hơi đồng…

Theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh Xã hội, kinh phí để quy tập một bộ liệt sĩ là 60.000 đồng và xây bia mộ là 50.000 đồng. Tất cả là 110.000 đồng/mộ. Kể từ thàng 3/1992 số tiền này được nâng lên 185.000 đồng/mộ (quy tập 95.000 đồng, xây 90.000 đồng).

Việc quy tập mộ liệt sĩ là việc làm nhân đạo, ân nghĩa, thể hiện lòng kính yêu vô hạn với những người đã khuất. Kinh phí của Nhà nước là sự hỗ trợ cần thiết cho quá trình quy tập.

Thế nhưng, từ một công việc đầy ý nghĩa thiêng liêng, nhưng đồng tiền đã làm lóa mắt những kẻ làm công việc quy tập mộ, họ đã chà đạp lên đạo lý tốt đẹp ủa dân tộc ta. Ở xã Cam Thủy, những người muốn đi bốc mộ phải làm đơn, tất cả có bảy tổ, gần 100 người. Những người đi bốc mộ đều được “cai đầu dài” ứng tiền trước cho (28.000 đồng/hài cốt).

Những người đi bốc mộ, man khai mộ giả đã là điều táng tận lương tâm, thế nhưng vấn đề bức xúc nổi lên ở đây là tại sao một lượng lớn mộ giả như vậy lại được cán bộ quản trang công nhận và cho mai táng vội vã? Phòng Thương binh Xã hội huyện có biết việc này không? Có điều gì liên quan giữa hơn 2.000 mộ liệt sĩ giả ở Cam Lộ với việc cán bộ phụ trách thương binh xã hội bỗng dưng giàu lên nhanh chóng?

Dự luận tỉnh Quảng Trị đặt câu hỏi: Có phải mộ liệt sĩ giả chỉ mới xuất hiện ở nghĩa trang Cam Lộ? Có mộ liệt sĩ giả ở nghĩa trang nào nữa không?

Những lời tự thú muộn màng

Được tin Hội đồng kiểm tra xác định hài cốt liệt sĩ đang tiến hành đào quật mộ ở nghĩa trang huyện Cam Lộ để xác định thực hư, Trần Viết Đới do lương tâm cắn rứt, liền chạy từ nhà lên nghĩa trang, quỳ sụp xuống trước nghĩa trang tự thú: Xin các chú, các anh đừng đào lên, vừa tội nghiệp, vừa mất công, toàn bộ 170 mộ mà Đới này quy tập đều là mộ giả, không một mộ nào có hài cốt cả! Phạm Văn Huấn ở chợ Phiên (xã Cam Thành) cũng bị dằn vặt tâm can và cuối cùng đã viết một bản tự thú gửi Công an huyện, thú nhận trong toàn bộ 106 mộ mà hắn quy tập chỉ có 2 mộ có hài cốt…

Thế nhưng, còn những người đứng ra điều hành công việc thì sao? Trưởng Công an xã Cam Thủy là Lê Chí Tam đã hai lần tham gia quy tập mộ, lần đầu 264 mộ thì chỉ có 178 mộ thật, lần thứ hai quy tập 163 mộ thì chỉ có 3 mộ thật. Với tư cách trưởng Công an xã, Lê Chí Tam còn đứng ra ra ký công nhận hàng loạt mộ giả của những người khác quy tập. Lạ lùng thay, đã ba tháng trôi qua từ ngày sự vụ được phát hiện, thế nhưng Lê Chí Tam vẫn sống nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật (?!).

Để xảy ra sự việc quy tập mộ liệt sĩ giả ở Quảng Trị, trách nhiệm lớn nhất thuộc về nghành Lao động – Thương binh xã hội. Làm sao hàng nghìn mộ gải lại được “nằm gọn” trong nghĩa trang liệt sĩ khi không có sự thông đồng của cán bộ thương binh – xã hội? Nghĩa trang Cam Lộ chỉ là điểm phát hiện, phải tìm ra toàn bộ đường dây tội ác đã ngấm ngầm từ lâu và đưa ra xét xử công khai, nghiêm khắc.

Quảng Trị là tỉnh đi đầu trong công tác quy tập mộ liệt sĩ. Hiện nay, Quảng Trị có đến ba nghĩa trang quốc gia: Trường Sơn, Đông Hà và Thành Cổ. Nơi đây có mặt đầy đủ con em các tỉnh thành trong cả nước đã yên nghỉ.

Trong những năm qua, Quảng Trị đã có nhiều cố gắng và làm tốt việc đền ơn đáp nghĩa. Xảy ra tình hình quy tập mộ liệt sĩ giả vừa qua là một điều đáng tiếc.

Sự thật quá phũ phàng và đau xót. Khi biết chúng tôi tìm hiểu việc này, có người đã can ngăn: Không nên khuấy động vết thương nhân tâm này. Chúng tôi hiểu được tâm trạng đó, nhưng thưa bạn đọc, chúng ta không thể lặng im trước vấn đề thiêng liêng cao cả này. Mọi tội ác đều phải được đưa ra ánh sáng và trừng trị nghiêm khắc.

(Còn nữa)

Nguyễn Linh Giang
Theo Infonet

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Đắk Lắk xác lập 3 kỷ lục quốc gia
Đắk Lắk xác lập 3 kỷ lục quốc gia
TPO - Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã trao 3 xác nhận kỷ lục cho UBND tỉnh Đắk Lắk. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao Quyết định công nhận Bảo vật quốc gia đối với Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai.