Mặt đường phát nổ, phun lửa có thể do khí metan

Mặt đường phát nổ, phun lửa có thể do khí metan
TPO – Sáng 30/10, Sở Khoa học Công nghệ TPHCM cho biết, kết quả phân tích các mẫu đất, khí từ mặt đường phát nổ trước số nhà 236 (Bình Lợi, TPHCM) cho thấy, hàm lượng khí mê tan cao hơn mức bình thường.

Mặt đường phát nổ, phun lửa có thể do khí metan

> Khám nghiệm lòng đường phát nổ, phun lửa
> Mặt đường phát nổ, bốc cháy, nước sôi sùng sục

Hiện trường mặt đường phát nổ
Hiện trường mặt đường phát nổ.

Trước đó, chiều 28/10, anh Nguyễn Mạnh Quang (38 tuổi, chủ căn nhà 236, đường Bình Lợi, phường 13, quận Bình Thạnh, TPHCM) nghe tiếng nổ lớn, chạy ra kiểm tra, thì thấy mặt đường có hố sâu hơn 30 cm, rộng khoảng 20 cm, đang bốc khói. Nước trong hố có màu trắng đục, đang sôi sùng sục.

Không lâu sau đó, ngọn lửa kèm khói màu hồng bốc cao hơn 1 mét, khiến nhiều người dân lo lắng. Anh Quang liền gọi điện báo cơ quan chức năng.

Lực lượng dân phòng, công an và đại diện ban chỉ huy quân sự phường 13 có mặt phong tỏa hiện trường, đảm bảo an toàn cho người dân.

Đến sáng 29/10, các đơn vị thuộc Sở khoa học công nghệ TPHCM, trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm, công ty cấp nước Gia Định, đã có mặt tiến hành lấy mẫu đất, nước và khí xét nghiệm. Tại hiện trường cơ quan chức năng phát hiện một thỏi đồng khá lớn.

Các mẫu đất lấy ở độ sâu 30 cm, 50cm và 80cm cho thấy, đất ở khu vực này rất nóng, riêng mẫu đất ở độ sâu 50cm có nhiệt độ khá cao.

Sau khi tiến hành lấy mẫu đất, không khí tại hiện trường và trong khu dân cư lân cận xét nghiệm, kết quả cho thấy, hàm lượng khí mê tan tại vị trí phát nổ cao hơn những nơi khác. Đây có thể là nguyên nhân gây nổ.

Mặt đường phát nổ, phun lửa có thể do khí metan ảnh 2
Mặt đường phát nổ, phun lửa có thể do khí metan ảnh 3
Các chuyên gia tiến hành lấy mẫu đất, khí xét nghiệm
Các chuyên gia tiến hành lấy mẫu đất, khí xét nghiệm.
Thỏi đồng được phát hiện trong hố phát nổ
Thỏi đồng được phát hiện trong hố phát nổ.

Đông Sơn

Theo Viết
MỚI - NÓNG