> Hàng người vẫn nối dài trước nhà tang lễ
> Hàng vạn người xếp hàng chờ viếng Đại tướng đến 6h sáng mai
Anh Hồ Đoàn Viết Thông (24 tuổi), người đi cùng Trang cho biết nhóm có 10 người, đón xe buýt từ rất sớm, không kịp ăn sáng. Tuy nhiên, do người đi viếng quá đông nên mãi đến 7 giờ 30 cả nhóm mới đến nơi. Trang đã chờ gần bốn tiếng.
Lực lượng thanh niên tình nguyện đã khẩn trương đưa cô gái vào bên trong chăm sóc y tế. Theo kết quả chẩn đoán của các bác sỹ trực cấp cứu, Trang bị kiệt sức, huyết áp giảm còn 110. Cô được các bác sỹ tận tình chăm sóc, cho truyền dịch hồi sức.
Dù được khuyến cáo sức khỏe không đảm bảo nhưng sau khi tỉnh lại, Trang nằng nặc đòi xếp hàng để vào viếng Đại tướng. Cô xúc động: Thấy bà con ở Hà Nội đến nhà riêng thắp hương tưởng niệm Đại tướng, em rất nôn nao.
“Ước gì em được ra Quảng Bình để tiễn Đại tướng về nơi yên nghỉ cuối cùng. Tiếc là cuộc sống sinh viên còn nhiều khó khăn…” – Trang nói.
Cũng như Trang, rất nhiều người chỉ biết đến thân thế và sự nghiệp của đại tướng Võ Nguyên Giáp qua sách báo, tài liệu, phim ảnh nhưng vô cùng cảm phục người anh cả Quân đội nhân dân Việt Nam mà tìm đến để được nghiêng mình vĩnh biệt một nhân cách lớn, một thiên tài quân sự.
Em Trần Thị Băng Thanh, học sinh lớp 11A3 trường THPT Trần Đại Nghĩa xót xa: Nghe tin bác mất, cả nhà con đau lòng khôn xiết. Con và gia đình ở xa, không có điều kiện đến nhà riêng viếng bác. Con cám ơn bác rất nhiều. Nhờ bác và những người đã không tiếc xương máu, sẳn sàng hy sinh cho nền độc lập dân tộc, chúng con mới có được cuộc sống hôm nay.
Chùm ảnh PV Tiền Phong ghi nhận tại lễ viếng Đại tướng ở TPHCM
Sinh viên Nguyễn Thị Thùy Trang đang được bác sỹ chăm sóc. |
Em Trần Thị Băng Thanh, học sinh trường THPT Trần Đại Nghĩa chờ ghi sổ tang. |
Anh Trần Dung Hòa và con gái tại lễ viếng. |
Diễn viên điện ảnh Quyền Linh đau buồn đưa tiễn đại tướng Võ Nguyên Giáp. |
Đại tướng ra đi, nỗi buồn đau còn đọng lại. |