> SEA Games 27 sẽ khai mạc ngày 11/12
> Toán khó cho SEA Games
Các thiết chế thể thao của các quận, huyện không những phục vụ cho nhu cầu tại chỗ của quận, huyện đó mà còn phục vụ cho cả nhu cầu của thành phố và cả nước. “Quy hoạch thì phải xác định rõ như thế còn khi xây dựng các công trình văn hoá, thể thao phải căn cứ vào tình hình, nhu cầu tài chính và khả năng thực tế của từng địa phương”- ông Động lưu ý.
Cũng theo ông Động, khi xây dựng xong rồi, vấn đề rất lớn đặt ra hiện nay là làm sao phải khai thác cho hiệu quả, tránh lãng phí. Công trình văn hoá, thể thao trước hết phải phục vụ tốt chuyên môn, nhiệm vụ chính trị và sẵn sàng mở cửa đón các đối tượng quần chúng vào tập luyện như học sinh, sinh viên.
Sở VHTT&DL cho rằng cần xã hội hóa để có thể phục vụ người dân được tốt hơn. “Sở đang phối hợp với các sở ngành khác để xây dựng cơ chế xã hội hóa trong khai thác vận hành các công trình văn hóa thể thao nhưng đây là việc cần thời gian, lộ trình và cần sự chia sẻ...”- ông Động nói.
Liên quan đến chuẩn bị cho ASIAD 18, ông Tô Văn Động cho biết đến nay Hà Nội vẫn chưa nhận được đề án chính thức được duyệt. Tuy nhiên, thành phố đã chủ động tuyên truyền cho ASIAD 18, đang rà soát lại toàn bộ cơ sở vật chất của thể thao để xem hạng công trình nào đáp ứng được, công trình nào cần nâng cấp, xây mới. Dự báo kinh tế cuối năm 2013 và trong năm 2014 chưa có nhiều khả quan nên cần phải tiết kiệm. Thành phố Hà Nội đã góp ý với Bộ VHTT&DL cần phải giảm quy mô đầu tư, tiết kiệm tối đa.
Nhiều hoạt động sôi nổi chào mừng ngày giải phóng Thủ đô 10/10: Triển lãm Tàu điện Hà Nội – Quá khứ và tương lai; liên hoan nghi lễ Chầu Văn Hà Nội; Liên hoan ảnh nghệ thuật; Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu Hoàng Sa, Trường Sa; Liên hoan du lịch làng nghề truyền thống Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng... |