'Việt vị' vì tin bão số 8

'Việt vị' vì tin bão số 8
TP - Dự báo của Đài Khí tượng thủy văn Trung ương (KTTVT.Ư) những ngày trước 19/9 cho thấy, bão số 8 sẽ đổ bộ vào vùng Đà Nẵng - Quảng Nam - Quảng Ngãi vào sáng 19/9, với tâm bão nằm ở Quảng Nam.

> Cơn lũ kinh hoàng ở Ea Súp
> Phó thủ tướng thăm người dân Bản Khoang bị lũ quét

Mặc dù vậy, đến sáng 19/9, từ Đà Nẵng tới Khánh Hòa trời nắng ráo, không hề đổ mưa. Đặc biệt là Đà Nẵng và Quảng Nam, nơi Đài dự báo, bão số 8 sẽ đổ bộ sáng 19/9.

Bản tin dự báo sai lệch khiến hàng ngàn dân bị “việt vị”. Ngoài ra, ngành giáo dục TP Đà Nẵng cũng bị hố khi quyết định sớm từ ngày 18/9, cho toàn bộ học sinh nghỉ học ngày 19/9 khiến sinh hoạt nhiều gia đình bị đảo lộn. Anh Phạm Đình Quang (Mân Thái, Sơn Trà), ngán ngẩm: “Đành rằng là dự báo, nhưng nếu như chính xác hơn, bà con đỡ nháo nhào bỏ công sức cả ngày 18/9 để kéo tàu thuyền. So với những cơn gió như vừa rồi thì đưa tàu thuyền lên là quá thừa”.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thái Lân - Trưởng phòng thông tin Đài Khí tượng thủy văn Trung Trung bộ, thì dự báo không hề chậm trễ, sai lệch như nhiều luồng ý kiến.

“Máy móc báo cho con người kết quả như thế nào thì chúng tôi thông báo lên kết quả như thế. Không hề có sự sai lệch” - ông Lân nói. Cơ chế dự báo của Đài là phát 8 bản tin trong một ngày, theo mức độ diễn tiến của cơn bão, mỗi bản tin cách nhau 3 tiếng. Bản tin cuối phát vào khoảng 22h đêm. Nếu có phát sinh về hướng bão, tốc độ đường đi, thì chậm nhất 2 tiếng phải phát tin. Ở trong trường hợp bão số 8, ngay tối 18/9, máy móc cập nhật tốc độ cơn bão, thấy tăng đột biến, đã phát tin báo sau 22h. “Đây là trường hợp bất khả kháng, không thể nói trước được điều gì vì con bão số 8 đúng là tăng tốc rất đột ngột” - ông Nguyễn Thái Lân nói.

Ngoài câu chuyện người dân, phụ huynh bị “việt vị” vì cơn bão, hàng ngàn dân ở hạ du sông Vu Gia cũng bắt đầu nếm mùi xả lũ của thủy điện Đăkmi 4 khi mùa lũ mới bắt đầu. Theo ông Phan Đức Tính - Phó Chủ tịch UBND huyện Đại Lộc, chỉ cần mực nước ở Ái Nghĩa nâng lên một cấp mà Đăkmi 4 vẫn xả 700m3/s như vừa rồi thì Điện Bàn, Đại Lộc và một phần Hòa Vang chắc chắn chìm trong biển nước.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Các nhà hoạt động biểu tình tại hội nghị khí hậu COP29 ở Azerbaijan ngày 23/11. (Ảnh: AP)
Nhiều nước bất bình với quỹ khí hậu 300 tỷ USD
TPO - Hội nghị về khí hậu của Liên Hợp Quốc vừa thông qua một thỏa thuận cung cấp ít nhất 300 tỷ USD hằng năm cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu của nhân loại và giúp các quốc gia đang phát triển đối phó với sự tàn phá của thiên tai do nhiệt độ toàn cầu nóng lên.