> “Đường trên cao Vĩnh Tuy – Ngã Tư Sở sẽ mang lại hiệu quả kinh tế lớn”
> Lương 'sếp' công ích Hà Nội bao nhiêu?
Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết thuộc đường cao tốc Bắc-Nam, có tổng chiều dài khoảng 100km, vận tốc thiết kế 120km/h với 4 làn xe giai đoạn 1 và 6 làn xe giai đoạn 2. Ông Lê Anh Tuấn, Trưởng ban Quản lý đầu tư các dự án đối tác công tư (PPP) của Bộ GTVT cho biết, cao tốc Dầu Giây-Phan Thiết là dự án hiếm hoi được tiếp thị bài bản tại nước ngoài (Ấn Độ, Hàn Quốc, Singapore). Hiện, có khoảng 20 nhà thầu ngoại quan tâm. Ngày 19/9 tới là buổi gặp gỡ, tiếp theo sẽ đấu thầu. Đây cũng là dự án hạ tầng giao thông quy mô lớn đầu tiên được đấu thầu.
Theo ông Tuấn, nhiều doanh nghiệp (DN) trong nước tham gia xây dựng giao thông. Tuy nhiên, công trình đòi hỏi đầu tư lớn nên các chủ đầu tư là các DN nhà nước, về bản chất vẫn là đầu tư bằng ngân sách. Ở dự án Dầu Giây-Phan Thiết, tư nhân thực sự là chủ đầu tư dự án. Nhà nước chỉ đóng vai trò hỗ trợ (bằng vốn và cơ chế chính sách) với giá trị khoảng 252 triệu USD (chiếm 28,2%) trong tổng mức đầu tư 1,265 tỷ USD của toàn dự án.
Từ 2008, Tập đoàn Bitexco đã nghiên cứu đầu tư dự án này theo hình thức BOT. Do mức đầu tư quá lớn, tập đoàn này không thực hiện được toàn bộ nhưng vẫn muốn tham gia đầu tư. Chính phủ đã đồng ý và chỉ định cho tập đoàn này tham gia. Theo ông Tuấn, dù được chỉ định thầu, Bitexco vẫn phải theo mức giá trúng thầu trong cuộc đấu thầu tới.
Bitexco dự kiến chiếm khoảng 60% giá trị dự án. Ông Tuấn cho biết, kiểm tra cho thấy, Bitexco đủ năng lực tài chính, cán bộ có trình độ chuyên môn. “Nhìn tích cực, Bitexco là DN trong nước nên am tường về pháp lý, văn hoá, có thể hỗ trợ tốt cho DN nước ngoài cùng tham gia”, ông Tuấn nói.