Giếng cổ chưa bao giờ cạn ở Hà Tĩnh

Giếng cổ chưa bao giờ cạn ở Hà Tĩnh
Giếng cổ còn tương đối nguyên vẹn, cấu trúc hình vuông, chiều dài mỗi cạnh 2m, sâu gần 3m. Thành giếng phía trên dài 2m, được ghép bằng các phiến đá hộc và đá cuội màu đen xám.

Giếng cổ chưa bao giờ cạn ở Hà Tĩnh

> Mộ cổ, giếng cổ, đồ cổ về bảo tàng Hà Nội

Giếng cổ còn tương đối nguyên vẹn, cấu trúc hình vuông, chiều dài mỗi cạnh 2m, sâu gần 3m. Thành giếng phía trên dài 2m, được ghép bằng các phiến đá hộc và đá cuội màu đen xám.

Giếng cổ Chăm Pa vừa được phát hiện ở H.Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) - (Ảnh: Lê Bá Hạnh)
Giếng cổ Chăm Pa vừa được phát hiện ở H.Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) - (Ảnh: Lê Bá Hạnh).

Chiều 25/7, ông Lê Bá Hạnh, Phó giám đốc Bảo tàng Hà Tĩnh, cho biết trong quá trình nghiên cứu, khảo sát, đoàn cán bộ khảo cổ của Bảo tàng này vừa phát hiện một cái giếng cổ Chăm Pa trên địa bàn H.Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) có mạch nước chưa lúc nào cạn.

Giếng cổ Chăm Pa vừa được phát hiện nằm ở phía sau di tích lịch sử văn hóa Đền làng Hữu Quyền (thuộc xã Cẩm Huy, H.Cẩm Xuyên).

Giếng cổ còn tương đối nguyên vẹn, cấu trúc hình vuông, chiều dài mỗi cạnh 2m, sâu gần 3m. Thành giếng phía trên dài 2m, được ghép bằng các phiến đá hộc và đá cuội màu đen xám.

Chiếc giếng cổ có niên đại lâu đời được tu sữa lại vào năm 1936 - (Ảnh: Lê Bá Hạnh)
Chiếc giếng cổ có niên đại lâu đời được tu sữa lại vào năm 1936 - (Ảnh: Lê Bá Hạnh).

Đặc biệt xung quanh thành và đáy giếng được kè lát bằng nhiều phiến đá dày, cà đẽo công phu, vuông vức, đẹp mắt và rất chắc chắn. Hiện nay phía trên thành giếng còn lưu giữ niên đại tu sửa, ghi bằng chữ Hán cổ “Bảo Đại Bính Tý 1936”.

Theo ông Lê Bá Hạnh, qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, đoàn cán bộ khảo cổ của Bảo tàng Hà Tĩnh phát hiện ra một điều đặc biệt ở giếng cổ Chăm Pa vừa phát hiện là dù trải qua nhiều thế kỷ, tuy mực nước đáy giếng không sâu nhưng nguồn nước dưới đáy giếng luôn giữ mức bình thường, nước chưa lúc nào cạn.

Cũng theo ông Hạnh, trải qua thời gian, có nhiều năm hạn hán, không chỉ người dân làng Hữu Quyền mà cả dân cư các làng lân cận vẫn sang lấy nước từ giếng cổ Chăm Pa về sinh hoạt nhưng nước giếng này vẫn chưa lúc nào cạn.

Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, khảo cổ Bảo tàng Hà Tĩnh, giếng cổ vừa phát hiện có hình thái, cấu trúc kỹ thuật xây cất giếng cổ của người Chăm Pa (khoảng từ thế kỷ X-XIV).

Đây là một giếng cổ có niên đại từ lâu đời, cấu trúc độc đáo, cần gìn giữ, bảo tồn để phục vụ công tác nghiên cứu về những dấu tích văn hóa Chăm Pa trên địa bàn Hà Tĩnh.

Theo Công an Nghệ An

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG