> 'Bom xăng' giữa lòng Hà Nội
> Hà Nội: 10 cây xăng bị xóa sổ, 100 phải di dời cải tạo
Cây xăng số 179 Đê La Thành nằm sát đường đông đúc. Ảnh: Ngọc Châu . |
Văn bản số 4058/UBND-CT do ông Nguyễn Văn Sửu - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội vừa ký ban hành - chỉ đạo các Sở Công thương, Sở Cảnh sát phòng cháy chữa cháy; UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chủ tịch UBND Thành phố tại văn bản số 4007/UBND-NC, ngày 5/6/2013, về tăng cường công tác phòng, chống cháy nổ trên địa bàn thành phố, đặc biệt là các cơ sở sản xuất, kinh doanh khí đốt hóa lỏng, xăng dầu, chất đốt.
Sở Công thương chủ động phối hợp Cảnh sát PCCC xây dựng Kế hoạch kiểm tra công tác phòng, chống cháy, nổ tại các cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn thành phố Hà Nội (trước mắt tập trung thực hiện tại các cửa hàng xen kẽ trong khu vực đông dân cư, cửa hàng trong danh mục phải cải tạo, nâng cấp), kiên quyết thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện đối với cơ sở kinh doanh xăng dầu vi phạm quy định về PCCC theo đúng chỉ đạo của Bộ Công thương, báo cáo UBND thành phố trước ngày 30/7/2013.
Đồng thời rà soát, phát hiện và kiên quyết xử lý, đề xuất phương án di chuyển, loại bỏ các cửa hàng không nằm trong Quy hoạch mạng lưới kinh doanh xăng dầu đã được phê duyệt hoặc không đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu theo quy định của pháp luật, báo cáo UBND Thành phố.
Đạt chuẩn Theo Quyết định 5059/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội ngày 5/11/2012, về việc phê duyệt quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, trong giai đoạn từ 2012 - 2020, số cây xăng dầu mới đạt chuẩn được xây dựng trên địa bàn quận Đống Đa là 1 cây xăng; quận Cầu Giấy: 7 cây xăng; quận Hà Đông: 11 cây xăng; quận Tây Hồ: 3 cây xăng; quận Thanh Xuân: 6 cây xăng; quận Hoàng Mai: 8 cây xăng… Mục tiêu cụ thể của Quyết định số 5059/QĐ-UBND trong thời gian này số lượng cửa hàng xăng dầu phải xóa bỏ, giải tỏa, di dời 56 cửa hàng, số lượng cửa hàng cần xây dựng mới đến năm 2020 là 312 - 347 cửa hàng và số lượng cửa hàng xây dựng mới từ năm 2020 - 2030 là 31 đến 50 cửa hàng. Tổng số vốn, nguồn vốn đầu tư thực hiện quy hoạch giai đoạn 2011 - 2015 là 989 tỷ đồng; giai đoạn 2016 - 2020 là 630 tỷ đồng và dự kiến nhu cầu sử dụng đất cho xây dựng mới các cửa hàng là 514,5 nghìn m2. Những điểm kinh doanh xăng dầu thuộc diện giải tỏa: Theo lãnh đạo Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, từ ngày 6/6/2013, quản lý thị trường Hà Nội đã ra quân tiến hành kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về kinh doanh mặt hàng có điều kiện xăng dầu trên toàn địa bàn thành phố. Trong số này, có 13 điểm kinh doanh xăng dầu đặc biệt chú ý, gồm 10 điểm trong diện giải tỏa, dừng hoạt động, như cửa hàng số 408 Ngô Gia Tự (Long Biên) của Doanh nghiệp tư nhân Hồng Hà; điểm kinh doanh xăng dầu xã Vạn Thắng (huyện Ba Vì); cửa hàng xăng dầu Ngọc Hà (xã Liên Hà, huyện Đan Phượng) của Công ty Ngọc Hà; cửa hàng xăng dầu Hà Lâm (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh) của Công ty sản xuất kinh doanh vật tư thiết bị công nghiệp; cửa hàng xăng dầu khu vực cụm công nghiệp Hapro (xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm). Ngoài ra, cửa hàng xăng dầu km7 (thôn Nại Châu, xã Chu Phan, huyện Mê Linh) vi phạm Pháp lệnh bảo vệ đê điều; cửa hàng xăng dầu thôn Đục Khê (xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức) của Doanh nghiệp tư nhân Bùi Ngọc Thụ; cửa hàng thôn Vải (xã Hợp Thanh, huyện Mỹ Đức) của Doanh nghiệp tư nhân Tuấn Hương. Cửa hàng Yến Linh (huyện Phú Xuyên) của Công ty Doanh nghiệp tư nhân Vũ Thị Hải Yến; cửa hàng Trang Giang (xóm 19 Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm) của Doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Văn Chuẩn không làm thủ tục xin giấy phép của Sở Công Thương Hà Nội. |
Tuấn Nguyễn