> 70 nghìn người có công sẽ được cải thiện nhà ở
> Người nước ngoài mua nhà: Đừng chối bỏ một nhu cầu
Ông Cao Anh Dũng, Phó cục trưởng Cục Kỹ thuật An toàn và Môi trường Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, năm 2012, xảy ra 43 vụ TNLĐ làm chết 48 người, tăng 55,6% số vụ và 62,1% số người so với năm 2011. Than, Điện, Thép là 3 ngành xảy ra nhiều vụ TNLĐ chết người nhất.
Cụ thể, năm 2012, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) có 34 người chết; Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) 5 người chết; Tổng Cty Thép Việt Nam 4 người chết; Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) 2 người chết...
Theo Phó TGĐ Vinacomin Vũ Thành Lâm, hiện tập đoàn có 140 ngàn cán bộ công nhân viên. Điều kiện làm việc trong một số lĩnh vực của tập đoàn độc hại, NLĐ thường xuyên đối mặt rủi ro. Hằng năm, Vinacomin đã phải chi 900 tỷ đồng thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động. “Vinacomin luôn là điểm nóng về TNLĐ. Trong năm 2012 xảy ra 417 vụ làm chết 34 người” - ông Lâm nói.
Đại điện PVN cho biết, hiện toàn tập đoàn có 50 ngàn cán bộ công nhân viên. Tại các công trình của PVN đều tiềm ẩn các yếu tố nguy hiểm đến sức khỏe NLĐ cũng như môi trường. Điều kiện lao động tại các công trình dầu khí có yếu tố đặc thù, khắc nghiệt vì phải làm việc trên biển.
Nhiều hoạt động như khoan, khai thác dầu ngoài khơi tiềm ẩn các nguy cơ về phun trào dầu khí, cháy nổ, va, đâm...
“Các công đoạn như vận chuyển, chế biến dầu khí cũng dễ xảy ra cháy nổ, rò rỉ dầu khí. Thậm chí, các công đoạn vận hành dầu khí trên bờ như xây lắp, bảo dưỡng, sửa chữa cũng tồn tại nhiều nguy cơ về mất an toàn” - vị đại diện PVN nói.
Cũng theo ông Dũng, trong lĩnh vực khí dầu mỏ hóa lỏng vẫn xảy ra hiện tượng gian lận về chất lượng, đo lường, chưa tuân thủ các điều kiện kinh doanh, an toàn phòng chống cháy nổ. Hoạt động kinh doanh xăng dầu, khí hóa lỏng còn diễn biến phức tạp...