'Kho cổ vật 500 năm' vẫn nằm dưới đáy biển

'Kho cổ vật 500 năm' vẫn nằm dưới đáy biển
Hơn 7 tháng kể từ khi phát hiện 'kho cổ vật 500 năm' trong con tàu chìm ở Quảng Ngãi, phương án khai quật đã được phê duyệt, nhưng đến nay số cổ vật trị giá 54 tỷ đồng vẫn nằm sâu dưới biển.

'Kho cổ vật 500 năm' vẫn nằm dưới đáy biển

> Cổ vật Quảng Ngãi vẫn khó lên bờ
> 40.000 cổ vật trên con tàu đắm

Hơn 7 tháng kể từ khi phát hiện 'kho cổ vật 500 năm' trong con tàu chìm ở Quảng Ngãi, phương án khai quật đã được phê duyệt, nhưng đến nay số cổ vật trị giá 54 tỷ đồng vẫn nằm sâu dưới biển.

Bát cổ men nâu tìm thấy dưới con tàu cổ đắm ở vùng biển Bình Châu. Ảnh: Trí Tín
Bát cổ men nâu tìm thấy dưới con tàu cổ đắm ở vùng biển Bình Châu. Ảnh: Trí Tín.

Theo kế hoạch phê duyệt ban đầu của UBND Quảng Ngãi, công tác khai quật khảo cổ từ con tàu đắm tại vùng biển Bình Châu, huyện Bình Sơn, diễn ra trong 2 tháng (từ 25/2 đến 25/4) trên diện tích 600 m2, kinh phí hơn 40 tỷ đồng do Công ty TNHH Đoàn Ánh Dương chi trả. Nhưng sau khi trình phương án, đơn vị trúng thầu vẫn án binh bất động dù trước đó khẳng định sẽ khai quật tàu trong 20 ngày.

Trao đổi với PV, Bí thư Đảng ủy xã Bình Châu Lê Văn Nguyên cho hay, nhiều lần tỉnh họp chỉ đạo khai quật khẩn cấp con tàu cổ, nhưng nhà thầu cứ ì ạch mãi chưa xong. Để đảm bảo an ninh trật tự, chính quyền phân công các hội, đoàn thể về khu dân cư vận động, tuyên truyền người dân cả ngày lẫn đêm không xâm phạm đến di sản quốc gia. "Việc chậm khai quật cổ vật vừa làm khổ cho chính quyền địa phương vừa gây bất tiện cho người dân ra vào neo đậu tàu thuyền tại đây", ông Nguyên nói.

Lý giải về vấn đề này, ông Đoàn Sung, Cố vấn Công ty TNHH Đoàn Ánh Dương thừa nhận, sở dĩ chưa khai quật tàu cổ vật là do người dân luôn ngăn cản và thời tiết xấu, biển động sóng cao hơn 2 mét. "Lẽ ra ngày 9/4 chúng tôi làm lễ động thổ, sau đó khai quật luôn. Nhưng lại thêm đợt không khí lạnh tăng cường khiến phương tiện không thể cập vào được nên phải dời đến ngày 15/4", ông Sung nói.

Tàu chứa
Tàu chứa "kho cổ vật 500 năm" bị đắm ở gần bờ vùng biển Bình Châu. Ảnh: Trí Tín.

Theo ông Sung, việc khai quật sẽ không sử dụng thợ lặn mà làm đê chắn sóng để vây thành đê cho khoảng 300 m2, kết hợp với bao polyte để vây quanh, ngăn không cho nước tràn vào. Sau đó sẽ bơm nước từ khu vực tàu cổ bị đắm ra để các nhà khoa học khai quật như trên cạn. Toàn bộ công việc sẽ mất khoảng 25 ngày.

UBND Quảng Ngãi vừa chỉ đạo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch họp với các ngành chức năng, lập biên bản cụ thể để xác định nguyên nhân chậm, trách nhiệm chi trả kinh phí bảo vệ an ninh, trật tự tại điểm khai quật, mức độ vi phạm hợp đồng đã ký kết giữa Sở Văn hóa với Công ty TNHH Đoàn Ánh Dương.

Theo các chuyên gia giám định cổ vật, con tàu đắm dài 22 m, ngang 4,8 m, có niên đại vào cuối thời Nguyên (Trung Quốc) thế kỷ 14. Có khoảng 40.000 cổ vật bên trong con tàu. Sau khi trục vớt và đem bán đấu giá có thể thu hơn 54 tỷ đồng. Kết thúc khai quật, xác tàu cổ và các cổ vật độc bản sẽ được giữ lại để trưng bày phục vụ khách tham quan, nghiên cứu.

Theo Trí Tín
VnExpress

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Tri thức may, mặc áo dài Huế là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
Tri thức may, mặc áo dài Huế là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
TPO - Theo Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Thừa Thiên-Huế (TT-Huế), Tri thức may, mặc áo dài Huế được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là thành quả thực hiện đề án Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam là điều kiện, cơ sở quan trọng để tỉnh tiếp tục lộ trình hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO đưa vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.