Đồng ý với đề xuất quy hoạch khu kinh doanh 'nhạy cảm'

Đồng ý với đề xuất quy hoạch khu kinh doanh 'nhạy cảm'
Sau những ý kiến thẳng, cụ thể của Thượng tướng Lê Thế Tiệm - Tổ phó Tổ chuyên gia, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an - tại buổi họp trực tuyến toàn quốc về tình hình tệ nạn xã hội do Ủy ban Quốc gia về phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm tổ chức ngày 5-3, PV đã phỏng vấn nhanh ông Lê Thế Tiệm về những vấn đề khá nhạy cảm.

Thượng tướng Lê Thế Tiệm

Đồng ý với đề xuất quy hoạch khu kinh doanh 'nhạy cảm'

> Không hợp thức hóa mại dâm
> 'Không thể lập khu đèn đỏ ở Việt Nam'
> Đề xuất thí điểm lập ‘khu đèn đỏ’ ở Việt Nam

Sau những ý kiến thẳng, cụ thể của Thượng tướng Lê Thế Tiệm - Tổ phó Tổ chuyên gia, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an - tại buổi họp trực tuyến toàn quốc về tình hình tệ nạn xã hội do Ủy ban Quốc gia về phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm tổ chức ngày 5-3, PV đã phỏng vấn nhanh ông Lê Thế Tiệm về những vấn đề khá nhạy cảm.

Thượng tướng Lê Thế Tiệm - nguyên Thứ trưởng Bộ Công an
Thượng tướng Lê Thế Tiệm - nguyên Thứ trưởng Bộ Công an.

Dù chúng ta đã đưa ra rất nhiều giải pháp, nhưng dường như công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm, ma túy chưa có xu hướng giảm. Theo ông, đâu là lý do?

Thực trạng tình hình sử dụng và nghiện các loại ma túy, đặc biệt là ma túy tổng hợp vẫn gia tăng và phức tạp. Vấn đề cần đặt ra ở đây là, nếu ta coi nghiện ma túy là bệnh thì phải điều trị chứ không phải là cai nghiện. Cho nên, vẫn còn có quan điểm cho rằng đưa người nghiện vào trung tâm cai nghiện 2 năm là hết nghiện; nhưng thực tế, khi ra khỏi trung tâm thì có đến trên 90% tái nghiện.

Nếu thống nhất nghiện là bệnh của não bộ thì phải thay đổi quy trình cai nghiện hiện nay thành phác đồ điều trị. Mặt khác, trong khi tình hình tội phạm ma túy vẫn rất nghiêm trọng thì một số chính sách hỗ trợ lại bị cắt bỏ như kinh phí phá án ma túy và chế độ bồi dưỡng cho lực lượng chuyên trách công tác này...

Ngoài ra, nhiều văn bản pháp luật và văn bản chỉ đạo điều hành vẫn chưa đồng bộ như Luật Phòng, chống AIDS cho phép điều trị nghiện bằng Methadone, thì Luật Phòng, chống ma túy lại không cho điều trị loại thuốc này; hay trong khi ngành y tế vận động người nghiện tự nguyện điều trị Methadone, nhưng khi người nghiện xuất hiện tại cơ sở điều trị thì cảnh sát khu vực lại lập hồ sơ đưa đi cai nghiện bắt buộc ngay.

Liên quan đến việc này, cần xem xét bãi bỏ ngay việc đưa ra chỉ tiêu đưa đi cai nghiện bắt buộc hằng năm.

Công tác giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV (như điều trị nghiện bằng Methadone, sử dụng bao caosu, bơm kim tiêm...) vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, chưa thực sự đồng thuận từ trung ương đến địa phương, còn cứng nhắc, dẫn đến kiềm chế sự đổi mới.

Vấn đề quản lý mại dâm như thế nào hiện đang có nhiều ý kiến trái chiều. Quan điểm của ông về vấn đề này?

Tôi chú ý 2 đề xuất của TPHCM và tỉnh Khánh Hòa về công tác này.

Cụ thể, báo cáo của TPHCM có đề xuất được thí điểm công tác quy hoạch hoạt động kinh doanh đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội vào khu vực nhất định để tăng cường quản lý với người mại dâm, kết hợp đồng bộ các giải pháp hỗ trợ các dịch vụ về y tế, chăm sóc sức khỏe... nhằm góp phần ngăn chặn tệ nạn mại dâm hoạt động tràn lan ngoài cộng đồng.

Còn tỉnh Khánh Hòa đề xuất với nội dung: Cho phép quy hoạch thành một khu vực riêng biệt, cách xa khu dân cư để kinh doanh các dịch vụ mang tính chất “nhạy cảm” tại các địa phương, để việc quản lý các hoạt động dễ phát sinh tại cộng đồng chặt chẽ và có hiệu quả hơn.

Về hai đề xuất này, tôi vừa phát biểu tại hội nghị là, đề nghị Ủy ban quốc gia cho phép 2 tỉnh, thành phố này làm điểm nhằm tránh để mại dâm phát triển tràn lan tại cộng đồng, không quản lý được dịch bệnh HIV ngấm ngầm lan truyền với hậu quả khó lường.

Xin cảm ơn Thượng tướng.

Theo Lao động

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Đột phá phân cấp, phân quyền: Rõ việc, rõ người, rõ trách nhiệm
Đột phá phân cấp, phân quyền: Rõ việc, rõ người, rõ trách nhiệm
TP - Trao đổi với PV Tiền Phong, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp cho rằng, hiện cấp trên phải “ôm” và làm thay việc cho cấp dưới quá nhiều, dẫn đến thừa cấp dưới mà thiếu cấp trên. Do đó, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền là cách tốt nhất để giảm sự vụ cho cấp trên, để cấp trên lo việc lớn, còn cấp dưới chủ động giải quyết công việc theo thẩm quyền, tránh phải ngồi chờ xin ý kiến, khiến cơ hội trôi đi.