Thủy điện trong VQG Yok Đôn: Lợi bất cập hại

Mất nhiều rừng nếu xây dựng thủy điện trong VQG Yok Đôn
Mất nhiều rừng nếu xây dựng thủy điện trong VQG Yok Đôn
TP - Ngay trong vùng lõi Vườn Quốc gia Yok Đôn - Đắk Lắk, một dự án chuyển đổi rừng làm thủy điện đã được các cấp đồng ý, triển khai và đang chờ kết quả đánh giá tác động môi trường để hoàn tất thủ tục xây dựng.

> Sáu đập thủy điện trên sông Sêrêpôk
> Phát hiện gỗ lậu trong VQG Yok Đôn
> Vỡ thủy điện Đăk Mek 3: Xe ben bị oan!

Theo đó, hồ sơ khảo sát, thiết kế xây dựng dự án thủy điện Đrăng Phốk đã hoàn thành, trình cơ quan chức năng. Trong khi chờ báo cáo đánh giá tác động môi trường về dự án này thì nhiều ý kiến chuyên môn khẳng định, sẽ có nhiều tác động tiêu cực đối với công tác bảo tồn, về môi trường và hệ sinh thái Vườn Quốc gia Yok Đôn (VQG YĐ).

Chiếm dụng vùng lõi 329 ha

Ngày 6-12-2007, UBND tỉnh Đắk Lắk có công văn 4670/UBND -CN đồng ý cho Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Ứng dụng công nghệ mới - Tecco (có trụ sở tại 65 Linh Đông, phường Linh Đông, Q. Thủ Đức, TPHCM) khảo sát, lập dự án đầu tư công trình thủy điện Đrăng Phốk. Nhà máy có công suất thiết kế 26 MW, lượng điện bình quân năm trên 100 triệu Kwh với tổng mức đầu tư gần 900 tỷ đồng. Đây là dự án thủy điện bậc thang thứ 7 trên dòng sông Sêrêpốk trước khi chảy sang Campuchia. Theo đó, tổng diện tích đất chiếm công trình 329 ha, trong đó diện tích rừng chuyển đổi vĩnh viễn 53 ha, đất chuyển đổi tạm thời 10 ha thuộc các tiểu khu 430, 431 và 451. Đây là khu vực nằm trong vùng lõi VQG YĐ được bảo vệ nghiêm ngặt.

Theo khảo sát của Trung tâm Quy hoạch Khảo sát - Thiết kế Nông lâm nghiệp Đắk Lắk (nay là Công ty CP NN-PTNN Đắk Lắk), diện tích rừng tự nhiên giàu và rất giàu chiếm hơn 7 ha, bình quân từ 175 đến 255 cây/ha với đường kính trung bình 42-63cm với nhiều loại gỗ như: căm xe, giáng hương, chiêu liêu đen, bằng lăng… Diện tích còn lại được đánh chủ yếu là rừng trung bình, nghèo. Mới đây, doanh nghiệp tư nhân Thái Thành ở huyện Krông Búk có tờ trình gửi UBND tỉnh Đắk Lắk, VQG YĐ xin khai thác, tận thu gỗ lòng hồ thủy điện.

Anh Nguyễn Văn Thức, kiểm lâm viên trạm 9 - VQG YĐ cho biết: “Đây là diện tích rừng nằm trong vùng lõi được bảo vệ nghiêm ngặt, không chịu sự tác động bên ngoài nên rất ổn định, nhiều gỗ quý vẫn còn. Nếu không có thiết bị định vị GPS thì vào đây rất dễ bị lạc”.

Tác động tiêu cực đến bảo tồn

Trong một cuộc họp do Sở Công Thương Đắk Lắk chủ trì, đại diện nhiều sở ngành trên địa bàn đều cho rằng công trình thủy điện ảnh hưởng tới môi trường và dân sinh là không lớn, việc triển khai có hiệu quả tốt về kinh tế xã hội. Sau đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có công văn 2336/BNN-KL ngày 6 - 8 - 2009 đề nghị Thủ tướng Chính phủ xin chuyển mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp VQG YĐ và được đồng ý.

Ông Trần Văn Thành - Quyền GĐ VQG YĐ khẳng định: “Quan điểm của tôi về bảo tồn là không đồng ý việc xây dựng công trình thủy điện trong VQG vì sẽ ảnh hưởng tiêu cực, trước mắt là sẽ mất rừng”. Nếu nhà máy vận hành sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho lâm tặc vận chuyển lâm sản bằng đường thủy. Ngoài ra, trong quá trình thi công, nổ mìn phá đá sẽ gây ô nhiễm môi trường, gây tiếng ồn ảnh hưởng môi trường sinh thái khiến động vật hoang dã bỏ đi nơi khác. Bên cạnh đó, việc chặn dòng sẽ ảnh hưởng đến các loài thủy sinh.

Trao đổi về vấn đề này, PGS - TS Bao Huy, Trường Đại học Tây Nguyên cho rằng: Việc xây dựng thủy điện trong vùng lõi VQG chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến công tác bảo vệ Vườn Quốc gia. Tuy nhiên, muốn nói chính xác thì cần phải có kết quả đánh giá tác động môi trường và khảo sát thực tế mới khẳng định mức ảnh hưởng cụ thể được.

Một chuyên gia thủy điện cho biết: Tại thời điểm hiện nay, suất đầu tư cho công trình thủy điện vừa và nhỏ nếu nằm trong khoảng 20-25 tỉ đồng/1 MW lắp máy thì mới hy vọng thu hồi được vốn. Chứ với cách tính của TĐ Đrăng Phốk, suất đầu tư lên tới gần 35 tỉ/MW lắp máy thì khả năng thu hồi vốn cho chủ đầu tư là hoàn toàn không thể.

HTN
ghi

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Nhà báo Phùng Công Sưởng: 'Thanh Thủy truyền cảm hứng cho giới trẻ'
Nhà báo Phùng Công Sưởng: 'Thanh Thủy truyền cảm hứng cho giới trẻ'
TPO - Phát biểu tại họp báo, nhà báo Phùng Công Sưởng - Tổng Biên tập Báo Tiền Phong - thay mặt ban tổ chức HHVN 2022 nhấn mạnh: “Cô ấy đã thực sự tỏa sáng rực rỡ trước hơn 70 thí sinh quốc tế và đem vinh quang về cho nhan sắc nước nhà. Chúng tôi rất vui và tự hào vì thành quả của Hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy. Đây là lần đầu HHVN đăng quang ở cuộc thi quốc tế có uy tín, bề dày này”.
Dịp 20/11 Hà Nội chuyển lạnh ẩm kéo dài
Dịp 20/11 Hà Nội chuyển lạnh ẩm kéo dài
TPO - Diễn biến khí tượng thực tế tại khu vực Thủ đô Hà Nội ít ngày qua có biến động khó lường, với việc không khí lạnh kéo về muộn, tác động gây mưa và hạ nhiệt ở khu vực cũng chưa rõ rệt. Dự kiến từ đêm 20/11 Hà Nội chuyển lạnh ẩm và có thể kéo dài nhiều ngày.