> Công nghệ biến đổi màu sắc của vàng
> Chặt gỗ nghiến, bị khởi tố
> Phức tạp nạn buôn lậu trên Quốc lộ 9
Người dân cho rằng, khi chế tác đồ mỹ nghệ loại gỗ này có thể đổi màu theo thời gian và nhiệt độ. Ban đầu gỗ có màu trắng, để lâu sẽ chuyển sang màu tím rồi màu xanh.
Gỗ có màu sắc đẹp, nhiều vân lại giống với gỗ thủy tùng (nhóm 1A) nên đã tạo cơn sốt săn lùng. Nhiều người dân vào Khu bảo tồn thiên Ea Sô để khai thác “gỗ đổi màu”.
Ông Nguyễn Văn Kiểm - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Krông Năng cho biết, từ đầu tháng 10 đến nay, đơn vị đã bắt giữ 15 vụ vận chuyển trái phép gỗ loại này, thu giữ khoảng 4,5 m3 gỗ, xử phạt 65 triệu đồng, “Song việc khai thác chưa có dấu hiệu giảm do lợi nhuận khá cao, tiêu thụ dễ”.
Mới đây, Khu Bảo tồn Thiên nhiên Ea Sô phải gửi mẫu “cây đổi màu” đến Khoa Nông Lâm - Đại học Tây Nguyên để giám định. Kết quả cho thấy cây này thuộc họ Trôm, có thể là loài Trường hùng trái to và không thuộc danh mục cây quý hiếm.