Cận cảnh khống chế bò tót trong khuôn viên sân bay

Cận cảnh khống chế bò tót trong khuôn viên sân bay
TPO - Khoảng 16 giờ hôm nay, 24 - 7, lực lượng chức năng khống chế, cứu hộ an toàn cá thể động vật hoang dã quý hiếm (bò tót) trong khuôn viên sân bay Phú Bài (Thừa Thiên - Huế).

> Bò rừng khuấy đảo sân bay Phú Bài

Đó là một chú bò tót trưởng thành, nặng chừng 1 tấn rưỡi
Chú bò tót nặng khoảng một tấn rưỡi .

Gần một giờ sau, đoàn xe cứu hộ rời sân bay, chuyển bò tót về cấp cứu tại Trại dưỡng voi Cư Chánh, xã Thủy Bằng (Hương Thủy, Thừa Thiên - Huế).

Theo Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên - Huế, con bò này sẽ được chăm dưỡng từ 7 đến 10 ngày để bảo đảm sức khỏe trước khi thả về môi trường tự nhiên.

Đến chiều tối 24-7, các chuyến bay đi và đến sân bay Phú Bài bắt đầu hoạt động trở lại bình thường. 

Khống chế thành công bò tót
Khống chế thành công bò tót.

Trước đó, phóng viên Tiền Phong là một trong hai nhà báo đầu tiên tiếp cận hiện trường khống chế, cứu hộ bò tót từng gây náo loạn khuôn viên sân bay Phú Bài.

Từ 12 giờ 30 trưa 24-7 đến 16 giờ, lực lượng kiểm lâm Thừa Thiên - Huế và chuyên gia cứu hộ động vật hoang dã đến từ TPHCM, phải sử dụng nhiều phương pháp khống chế bò tót lạc vào khuôn viên sân bay Phú Bài.

Ngay từ sáng 24-7, sân bay Phú Bài buộc đóng cửa, nhằm bảo đảm an toàn tính mạng cho hành khách. Mọi chuyến bay đến và đi đều phải tạm dừng. Hành khách chuyển sang sân bay Đà Nẵng.

Đến 9 giờ sáng, đoàn chuyên gia cứu hộ động vật hoang dã thuộc Thảo cầm viên TPHCM có mặt tại Huế, tham gia khống chế bò tót (con vật này xuất hiện từ một ngày trước đó, được xác định là động vật quý hiếm thuộc nhóm IB).

Sau cuộc họp bàn phương án giữa lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế, Cảng Hàng không Phú Bài, chính quyền thị xã Hương Thủy, Chi cục Kiểm lâm, Công an, Quân đội, an ninh sân bay…, đến 12 giờ 30 trưa 24-7, lực lượng liên ngành tổ chức tiếp cận mục tiêu, dùng biện pháp bắn phi tẩm thuốc tê để khống chế con vật.

Chuyên gia phóng thuốc gây tê ra tay
Chuyên gia phóng thuốc gây tê ra tay .

Những mũi thuốc tê đầu tiên, con vật vẫn chưa bị hạ gục. Sau khoảng một giờ, con bò tót ngấm thuốc, bị nhân viên kiểm lâm trói chân bằng dây thừng và tìm cách đưa vào khu vực đường băng sân bay để đưa lên xe chuyên dụng, chuyển về vườn thú.

Bất ngờ, con bò tót này vùng chạy trên đường băng, sau đó quay về vùng cây bụi ở khu vực vành đai phía đông sân bay.

Theo một chuyên gia đến từ Thảo cầm viên TPHCM, do bò tót quá khỏe, lớp da rất dày nên phi tiêu gây tê khó xuyên sâu vào phần bắp thịt. Các chuyên gia tìm cách tiếp cận để tiêm thuốc tê trực tiếp vào mạch máu bò tót.

Tuy nhiên, các nhà chuyên môn cũng rất cẩn trọng trong việc can thiệp, bởi nếu với liều lượng thuốc gây tê nhiều quá mức cần thiết, sẽ gây nguy hiểm cho con vật.

Những hình ảnh từ vụ khống chế bò tót tại sân bay Phú Bài:

Rất đông lực lượng liên ngành kiểm lâm, công an, quân đội, an ninh sân bay, lãnh đạo địa phương tham gia hỗ trợ cứu hộ động vật hoang dã trong khu vực sân bay Phú Bài. Ngoài lực lượng này, tất cả đều nội bất xuất, ngoại bất nhập tại khu vực sân bay
Rất đông lực lượng liên ngành kiểm lâm, công an, quân đội, an ninh sân bay, lãnh đạo địa phương tham gia hỗ trợ cứu hộ động vật hoang dã trong khu vực sân bay Phú Bài. Ngoài lực lượng này, tất cả đều nội bất xuất, ngoại bất nhập tại khu vực sân bay.
Chuẩn bị phương tiện, xử lý thuốc gây tê trước khi khống chế con vật
Chuẩn bị phương tiện, xử lý thuốc gây tê trước khi khống chế con vật .
Con vật sau một hồi bị khống chế bỗng đứng dậy đi lững thững vào bãi đất hoang
Con vật sau một hồi bị khống chế bỗng tỉnh dậy, vào bãi đất hoang .
Con vật lại bị gục ngã do ngấm thuốc
Con vật lại bị gục ngã do ngấm thuốc .
Chuyên gia gây tê tiếp cận khống chế trực tiếp con vật
Chuyên gia gây tê tiếp cận khống chế trực tiếp con vật.

Tê liệt đường bay đi Huế vì bò tót và bão

Chiều 24-7, lần đầu tiên trong lịch sử hàng không, sân bay Phú bài (Huế) đã phải đóng cửa khiến gần 2 nghìn hành khách bị ảnh hưởng, các chuyến bay không thể hạ cánh vì bò rừng.

Theo đó, cả trăm người thuộc các cơ quan khác nhau ngày đêm canh bò để tránh phá hoại sân bay. Hãng Hàng không Quốc gia VN (VNA) bối rối huỷ 12 chuyến bay tới Huế.

Chiều cùng ngày, VNA cũng thông báo điều chỉnh kế hoạch bay tránh bão số 4 (tên quốc tế là Vicente). Theo đó, tính đến 11h00, đã có 8 chuyến bay của hãng từ Hà Nội, TP HCM đi Hồng Công (Trung Quốc), Quảng Châu và ngược lại phải hoãn từ 2-4 giờ đồng hồ, ảnh hưởng tới 870 khách.

Hành khách của các chuyến bay này đã được hãng bố trí đi trên chuyến bay cùng ngày, khách nhỡ nối chuyến được bố trí sang chuyến bay ngày hôm sau.

Theo Viết
MỚI - NÓNG