Đề án tái cơ cấu kinh tế chưa chú trọng phát huy nguồn lực

Đề án tái cơ cấu kinh tế chưa chú trọng phát huy nguồn lực
TPO - Cần chỉ rõ mô hình tăng trưởng giai đoạn tới là gì, nguồn lực ở đâu? Đặc biệt, phải loại bỏ nguy cơ tham nhũng thì đề án tái cơ cấu kinh tế mới có thể phát huy tác dụng.

Đó là ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tổ về đề án Tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế, chiều nay (24-5).

Đại biểu Quốc hội các tỉnh Cao Bằng, Quảng Bình, Kon Tum, An Giang thảo luận tại tổ. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Đại biểu Quốc hội các tỉnh Cao Bằng, Quảng Bình, Kon Tum, An Giang thảo luận tại tổ. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN.

Lo ngại lợi ích nhóm

Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đại học Kinh tế TPHCM) và một số người khác ý kiến rằng, đề án còn quá sơ sài, chưa hoàn thiện và mới chỉ là “bản phác thảo ban đầu”.

“Cho nên, đọc nghe thì thú vị, nhưng không biết phải làm như thế nào” – Ông Ngân nói.

“Các giải pháp Chính phủ nêu ra còn khá chung chung, giống với mục tiêu chung. Đề án cần chỉ ra cái cụ thể phải làm, nguồn lực ở đâu để thực hiện, thậm chí cần có chỉ tiêu định lượng để đo lường chất lượng tái cơ cấu” – Đại biểu Nguyễn Ngọc Hòa nói.

Theo ông, cần đi vào cái cụ thể từng vấn đề, ví dụ phân bổ nguồn lực lại ra sao. Đối với doanh nghiệp nhà nước, phải tái cơ cấu về thể chế quản lý, cơ chế về sở hữu, cho đến cơ chế kiểm tra, giám sát, minh bạch thông tin, trách nhiệm người thay mặt nhà nước quản lý vốn. Có thể phải tổ chức việc thi tuyển Ban giám đốc.

Đại biểu Đỗ Văn Đương (TPHCM) cho rằng, đầu tư công hiện nay rất lãng phí, nguời ta làm hàng ngàn dự án dở dang, “làm được một đồng nhưng lại tiêu tới mười đồng”. Chính tham nhũng xảy ra do quản lý đầu tư lỏng lẻo.

Ông Đương cho rằng, phải tìm ra nguyên nhân của những yếu kém, mạnh dạn khởi tố những dự án gây thát thoát tiền ngân sách để tìm ra nguyên nhân.

Đại biểu Võ Thị Dung nêu vấn đề: Vì sao ta có thanh tra, các cơ quan, Quốc hội có các ủy ban tiến hành giám sát, nhưng lãng phí đầu tư, thất thoát vẫn cao. Phải giám sát kĩ việc sử dụng vốn ở các tập đoàn nhà nước vì đó là tiền thuế của người dân, phải được sử dụng hiệu quả hơn.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền cho biết, cách đây hơn hai năm, tại Quốc hội khóa 12, đã cảnh báo “một nền kinh tế thế này mà hàng trăm tổ chức tín dụng thì bất bình thường” thế nhưng giờ này ta mới đặt vấn đề và xây dựng đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng.

Các doanh nghiệp chết dần, phá sản thì các ngân hàng lãi to, nhưng chưa thấy động thái cụ thể nào, chúng ta còn đợi đến khi nào?

Đại biểu này đặt vấn đề liệu có lợi ích nhóm trong này không, vai trò Ngân hàng Nhà nước ở đâu?

Phát huy lợi thế

Đại biểu Trần Hoàng Ngân cho rằng, một thời gian dài chúng ta dựa vào xuất khẩu để phát triển, vốn ODA và khai thác tài nguyên để phát triển, nhưng không hiệu quả. Vì tăng xuất khẩu thì nhập siêu tăng, nguồn tài nguyên bị khai thác quá mức đã cạn kiệt.

Trong khi đó, dư nợ vay tăng từ 35% GDP (năm 2000) lên 135% (năm 2010)… Như vậy, cần thay đổi quan điểm phát triển, xuất phát từ lợi thế của nước ta – đó là nông nghiệp, kinh tế biển, nguồn nhân lực dồi dào.

Tuy nhiên, đề án lại chưa làm nổi bật lợi thế này, chưa thấy hướng mạnh về nội địa và gần như bỏ ngỏ thị trường trong nước để cho doanh nghiệp bên ngoài thao túng.

“Nếu không phát huy được lợi thế, sử dụng hiệu quả các nguồn lực thì sẽ khó mà làm được gì nhiều” - Đại biểu Ngân nhận xét.

Một số đại biểu cho rằng, tái cơ cấu để tăng sản xuất cạnh tranh, nhưng trước hết phần nông, lâm nghiệp lại chưa đuợc chú trọng đúng mức.

Đại biểu Đương nói, nếu không sử dụng tài nguyên hiệu quả, chúng ta sẽ phải trả giá như đối với thủy điện vừa qua. Thậm chí, sẽ đến lúc chúng ta mất hết đất đai, phải cuốc bê tông lên để có đất cho nông nghiệp.

“Một thời gian chúng ta đã có lỗi với nông nghiệp, nông thôn – nơi chiếm tơi 70% dân số, hơn 48% lao động nhưng đã góp vào cho GDP tới 22%. Nhưng suốt một thời kỳ dài, từ 2000 - 2010, chúng ta chỉ đàu tư cho lĩnh vực này nguồn vốn ít ỏi, chiếm 6,4% GDP mà thôi” – Đại biểu Ngân đánh giá.

Phải chỉ rõ doanh nghiệp cần làm gì mà cạnh tranh được, chính sách là gì để doanh nghiệp thấy có lợi mà làm. Nhưng chính sách cần cụ thể thì mới tạo đựơc niềm tin để doanh nghiệp theo.

“Nhưng trở ngại là tình trạng chia cắt 63 tình thành như 63 nền kinh tế khác nhau, phải xoá cái này đi. Phải tái phân bố nguồn lực, nhưng chưa thấy có giải pháp. Vì vậy, lần này, có lẽ Quốc hội chỉ nghe thôi chứ chưa có nội dung gì mà quyết” - Chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch đánh giá.

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Ba tân Phó giáo sư 9X gồm: Nguyễn Hoàng Chung, Vũ Thu Trang và Trần Ngọc Mai (từ trái qua phải)
Chân dung các tân phó giáo sư 9X
TPO - Ngoài tân phó giáo sư (PGS) trẻ nhất năm 2024 Trần Ngọc Mai (sinh năm 1991, Hà Nam), còn 3 ứng viên khác trở thành PGS trẻ thuộc thế hệ 9X gồm: PGS Nguyễn Hoàng Chung (1990, Bình Định), công tác tại Trường ĐH Thủ Dầu Một; PGS Nguyễn Thị Hoa Hồng (1990, Hà Nam), công tác tại Trường ĐH Ngoại thương; PGS Vũ Thu Trang (1990, Hải Phòng), công tác Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.