'Cô bé gây cháy': Mới nghe đã 'phán' là phi khoa học

'Cô bé gây cháy': Mới nghe đã 'phán' là phi khoa học
Tiến sĩ Phạm Văn Thiều, phó Tổng thư ký Hội Vật lý Việt Nam không đồng tình với cách nghiên cứu, tiếp cận, lên tiếng của một số nhà khoa học về hiện tượng cô bé gây cháy gần đây.

'Cô bé gây cháy': Mới nghe đã 'phán' là phi khoa học

> Nhà khoa học chưa thể hiểu vì sao bé gái phát cháy

Tiến sĩ Phạm Văn Thiều, phó Tổng thư ký Hội Vật lý Việt Nam không đồng tình với cách nghiên cứu, tiếp cận, lên tiếng của một số nhà khoa học về hiện tượng cô bé gây cháy gần đây.

Trần nhà được cho là do cô bé gây cháy
Trần nhà được cho là do cô bé gây cháy.

Theo Tiến sĩ Thiều, phải có những khảo sát cụ thể, nghiên cứu, đánh giá cẩn thận thì mới có được câu trả lời. Vật bình thường thì không nói nhưng đây là con người, hiện tượng lạ xuất phát từ con người là rất phức tạp. “Không thể ngồi ở nhà nghe kể rồi nhân danh khoa học mà suy diễn được”.

Hiện tượng cô bé gây cháy liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực như: sinh học, y học, vật lý…, cần phải có một tổ chức đứng ra tập hợp các nhà khoa học để nghiên cứu và tìm ra câu trả lời, có thể là Bộ Khoa học Công nghệ, có thể là Liên hiệp các Hội Khoa học và Kĩ thuật Việt Nam…

Cũng theo ông, để lý giải những hiện tượng lạ rất khó. Nếu không có phương pháp nghiên cứu đúng thì sẽ không bao giờ có câu trả lời chính xác.

“Đó là một cách tiếp cận sai, cách nghiên cứu sai. Có những sự việc, sự kiện cần cả một đội ngũ nghiên cứu hàng tháng mới đem lại kết quả. Tôi không đồng ý với cách ngồi nhà nghe rồi trả lời ngay, như thế là phi khoa học, là nói vu vơ, đoán mò mà đoán mò thì thường là sai”.

“Còn nếu không thì thường là nói chung chung một cách vô thưởng vô phạt. Như thế cũng là vô trách nhiệm và phi khoa học”.

“Cũng không loại trừ việc một số cá nhân muốn nổi tiếng nên nhân danh khoa học để nói. Ai hỏi gì họ cũng nói và họ vô trách nhiệm đối với những ý kiến của mình”, Tiến sĩ Thiều nhấn mạnh.

Theo ông, chỉ vì thế mà gần đây người dân mất tin tưởng và trách các nhà khoa học Việt Nam. “Họ đúng vì các nhà khoa học chưa thực sự giúp họ giải quyết tốt các vấn đề của cuộc sống”.

Theo Tiến sĩ Phạm Văn Thiều, ở đây cũng cần thấy bản thân các nhà khoa học muốn tham gia vào các vấn đề cuộc sống nhưng lại không có cơ chế.

“Chúng ta trông chờ quá nhiều vào họ trong khi không hỗ trợ họ. Có rất nhiều vấn đề liên quan đến máy móc, con người… mà không phải cá nhân thực hiện được. Như với hiện tượng cô bé gây cháy cần phải có một tổ chức đứng ra tập hợp các nhà khoa học thì mới có được câu trả lời đúng”.

Theo Vũ Chương
Bee.net.vn

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG