Những uẩn khúc cần được làm rõ

Anh Hoàng Văn Đạt tại Bảng vàng liệt sĩ Nghĩa trang đồi A1, nơi có ghi tên ông Nguyễn Văn Lập
Anh Hoàng Văn Đạt tại Bảng vàng liệt sĩ Nghĩa trang đồi A1, nơi có ghi tên ông Nguyễn Văn Lập
TP - Tiền Phong ngày 26-7-2011 đăng bài báo trên, phản ánh việc năm 2007, trong quá trình xác minh để được công nhận liệt sỹ cho ông Nguyễn Văn Lập (quê Phú Thọ, hy sinh năm 1954 tại Điện Biên Phủ), người thân của ông thấy trên Bảng vàng liệt sỹ Nghĩa trang đồi A1 ghi tên ông Lập, nhưng quê quán lại thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.
Anh Hoàng Văn Đạt tại Bảng vàng liệt sĩ Nghĩa trang đồi A1, nơi có ghi tên ông Nguyễn Văn Lập
Anh Hoàng Văn Đạt tại Bảng vàng liệt sĩ Nghĩa trang đồi A1, nơi có ghi tên ông Nguyễn Văn Lập.

Tồn đọng nhiều năm

Khi anh Hoàng Văn Đạt đề nghị Sở LĐ-TB&XH Điện Biên xác nhận ông ngoại mình là người có tên trên bảng vàng, thì được trả lời: Ông Nguyễn Văn Lập, quê Tân Trào, Hạ Hòa, Phú Thọ chưa có tên trong Sổ vàng các liệt sỹ hy sinh trong chiến dịch Điện Biên Phủ, mà chỉ có tên liệt sỹ Nguyễn Văn Lập, quê Vĩnh Phúc, đơn vị C45D84E36F308, hy sinh năm 1954 do bị bom lấp ở Điện Biên Phủ.

Trong hồ sơ lưu tại Cục Chính sách (Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng) và sư đoàn 308 cũng có tên liệt sĩ Nguyễn Văn Lập, nhưng quê quán và đơn vị giống như ở Sở LĐ-TB&XH tỉnh Điện Biên.

Tên liệt sĩ Nguyễn Văn Lập quê Vĩnh Phúc được lưu tại những cơ quan trên, nhưng không có tại Sở LĐ-TB&XH Vĩnh Phúc. Trong danh sách liệt sĩ được lưu tại Sở LĐ-TB&XH Phú Thọ cũng như được Bộ LĐ-TB&XH bàn giao cũng không có tên liệt sỹ Nguyễn Văn Lập (quê quán xã Tân Trào, nay là xã Vĩnh Chân, Hạ Hoà, Phú Thọ).

Ngày 12-7-2011, Cục Chính sách đã có văn bản đề nghị Cục Chính trị Quân khu 2 chỉ đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Phú Thọ phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra sự việc liên quan quân nhân Nguyễn Văn Lập, quê Phú Thọ.

Cục cũng yêu cầu: Nếu có căn cứ xác định liệt sĩ Nguyễn Văn Lập quê Vĩnh Phúc và quân nhân Nguyễn Văn Lập quê Phú Thọ là một người Bộ CHQS tỉnh Phú Thọ hoàn chỉnh hồ sơ gửi Cục Chính trị Quân khu 2 để báo cáo Bộ Quốc phòng xem xét, giải quyết.

Tháng 8-2011, Ban CHQS huyện Hạ Hoà phối hợp với chính quyền địa phương gặp một số nhân chứng tại xã Vĩnh Chân. Tuy nhiên, các nhân chứng Cù Thị Khoái (SN 1922, cho biết năm 1953 cùng đi dân công hoả tuyến với ông Lập), Vũ Xuân Canh (SN 1921, cháu ngoại ông Lập) và Cù Thị Hữu (SN 1933, con dâu của anh trai ông Lập) lại xác nhận năm 1953 ông Lập đi dân công hỏa tuyến và hy sinh năm 1954 tại Điện Biên Phủ.

Căn cứ báo cáo của Bộ CHQS tỉnh Phú Thọ, ngày 13-2-2012, Cục Chính trị Quân khu 2 đã có văn bản nhận định ông Nguyễn Văn Lập đi dân công hỏa tuyến và hy sinh tại Điện Biên Phủ, không phải là quân nhân.

Hướng dẫn củng cố hồ sơ để giải quyết

Nhiều người thân của ông Nguyễn Văn Lập không thống nhất với nhận định trên, nên đã yêu cầu Cty Luật hợp danh Hùng vương Phú Thọ (LHDHVPT) giúp đỡ pháp lý trong việc đề nghị các cấp có thẩm quyền xem xét ông Nguyễn Văn Lập quê Phú Thọ là quân nhân sư đoàn 308, hy sinh tại Điện Biên Phủ.

Ngày 20-3-2012, Cty LHDHVPT có văn bản (số 12) gửi Cục Chính trị Bộ tư lệnh Quân khu 2, trong đó nhận định việc dựa trên 3 nhân chứng nói trên để kết luận ông Nguyễn Văn Lập đi dân công hỏa tuyến là chưa đầy đủ.

Bởi trước đó, trong tháng 5 và 6-2011, Thiếu tướng Nguyễn Hiền, nguyên Phó Chính ủy F308 (từ tháng 5-1970 đến tháng 12-1975), hiện là Trưởng Ban liên lạc các chiến sĩ Sư đoàn 308 ở Phú Thọ và Trung tướng Phạm Hồng Cư, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, đều xác nhận liệt sỹ Nguyễn Văn Lập, quê Vĩnh Chân (Hạ Hòa, Phú Thọ), đơn vị C45D84E36F308 hy sinh tại Điện Biên Phủ năm 1954.

Ngày 3-4-2012, Cục Chính trị Quân Khu 2, UBND tỉnh Phú Thọ cũng có văn bản yêu cầu cơ quan chức năng tiếp tục xem xét và gia đình người thân ông Lập củng cố hồ sơ để Sở LĐTB&XH giải quyết chế độ.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Ngư dân ở Lăng Cô trắng tay
Ngư dân ở Lăng Cô trắng tay
TPO - Qua nhiều năm gắn bó với nghề nuôi trồng thủy sản trên đầm Lập An, chưa bao giờ người dân thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế, lại chịu những thiệt hại dồn dập về nhà cửa, khu hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cá bị trôi mất, bị chết do sốc ngạt nước như hiện nay.