Mời nhà thầu nước ngoài chống thấm Sông Tranh 2

Mời nhà thầu nước ngoài chống thấm Sông Tranh 2
Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) xem xét cụ thể các phương án chống thấm cho đập thủy điện Sông Tranh 2.

>Xử lý đập Sông Tranh 2 theo công nghệ Trung Quốc
>Không tích nước nếu không khắc phục xong trước mưa bão

Đập Thủy điện Sông Tranh 2 (Quảng Nam)
Đập Thủy điện Sông Tranh 2 (Quảng Nam).
 

Qua khảo sát, Hội đồng nghiệm thu nhà nước thống nhất với đánh giá của EVN là nước thấm vào hành lang thân đập chủ yếu qua các khe nhiệt; trong đó, tập trung ở khu vực 10 khe nhiệt phân bố ở hai bên đập tràn, còn một phần nhỏ thấm qua bê tông đập.

Bởi vậy, Hội đồng nghiệm thu nhà nước yêu cầu EVN tập trung vào một số giải pháp, trước mắt là xử lý 10 khe nhiệt có lưu lượng thấm lớn, ưu tiên xử lý theo phương án 1: dán khe nhiệt ở mặt thượng lưu đập bằng tấm SR kết hợp bơm keo Polyurethan (phương án do EVN đề xuất), sau đó xử lý ở các khe nhiệt còn lại và các vị trí khác ở bề mặt bê tông thượng lưu.

Hội đồng nghiệm thu nhà nước cũng yêu cầu EVN phải mời nhà thầu nước ngoài có kinh nghiệm để thực hiện việc chống thấm, đặc biệt là việc chống thấm dưới nước. Sau khi xử lý xong các khe nhiệt, công việc tiếp theo là xem xét tiếp tục xử lý ép nước ximăng từ các lỗ thu nước trong hành lang về phía thượng lưu, tạo màng chống thấm ở phần mặt trước bê tông thân đập.

Việc chống thấm phải được tập trung ở phần ngập dưới nước trước để đánh giá được ngay hiệu quả của phương án xử lý, sau đó tiếp tục xử lý phần từ mặt nước trở lên.

Hội đồng nghiệm thu nhà nước sẽ chỉ định đơn vị tư vấn nước ngoài thực hiện việc đánh giá an toàn của đập thủy điện Sông Tranh 2 để làm cơ sở báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Theo Vietnam+

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Đột phá phân cấp, phân quyền: Rõ việc, rõ người, rõ trách nhiệm
Đột phá phân cấp, phân quyền: Rõ việc, rõ người, rõ trách nhiệm
TP - Trao đổi với PV Tiền Phong, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp cho rằng, hiện cấp trên phải “ôm” và làm thay việc cho cấp dưới quá nhiều, dẫn đến thừa cấp dưới mà thiếu cấp trên. Do đó, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền là cách tốt nhất để giảm sự vụ cho cấp trên, để cấp trên lo việc lớn, còn cấp dưới chủ động giải quyết công việc theo thẩm quyền, tránh phải ngồi chờ xin ý kiến, khiến cơ hội trôi đi.