Liệu công an mặc thường phục có bị lợi dụng?

CSGt mặc thường phục xử lý vi phạm
CSGt mặc thường phục xử lý vi phạm
TPO - "Kẻ xấu không thể lợi dụng điều này để trấn lột người dân. Bởi khi phát hiện vi phạm, công an mặc thường phục sẽ phải giơ thẻ ngành, giấy ủy quyền của trưởng phòng CSGT, bộ đàm, băng đeo" - Trung tá Trần Ngọc Ánh, Đội trưởng đội Tham mưu - Kế hoạch, Phòng CSGT Hà Nội khẳng định.

Liên quan đến việc cảnh sát giao thông mặc thường phục và ranh giới xử phạt giữa nội – ngoại thành Hà Nội, PV Tiền Phong Online đã có cuộc trao đổi với ông Trần Ngọc Ánh – Đội trưởng Đội Tham mưu – Kế hoạch, Phòng CSGT Hà Nội.

Xin ông cho biết, tại sao phải có lực lượng công an mặc thường phục để xử phạt vi phạm gia thông?

Căn cứ vào Thông tư 27 của Bộ trưởng Bộ Công An, Trưởng phòng CSGT Hà Nội đã xây dựng kế hoạch cắt cử một số CSGT mặc thường phục, để xử lý vi phạm giao thông. Điều này bắt nguồn từ thực tế là nhiều người đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, gây bức xúc trong nhân dân.

Vì vậy, lực lượng Công An hóa trang sẽ kết hợp với lực lượng CSGT công khai để xử lý các vi phạm. Bởi, nếu Cảnh sát tiến hành đuổi bắt thì sẽ rất nguy hiểm cho mọi người. Nhưng nếu kết hợp thế này thì sẽ đảm bảo an toàn. 

Vậy lực lượng Công An mặc thường phục này sẽ thực hiện nhiệm vụ trong bao lâu?

Cái đó phải tùy theo tình hình mà Trưởng phòng CSGT sẽ xây dựng kế hoạch, có thể là 7-20 ngày.

Nhưng người dân đang lo ngại kẻ xấu sẽ lợi dụng việc CSGT mặc thường phục để gây hại cho họ?

Kẻ xấu không thể lợi dụng điều này để trấn lột người dân. Bởi vì, khi phát hiện đối tượng vi phạm, Công An mặc thường phục sẽ phải giơ thẻ ngành, giấy ủy quyền của trưởng phòng CSGT, bộ đàm, băng đeo (màu đỏ, chữ vàng).

Sau khi lực lượng Công An mặc thường phục này giới thiệu xong thì cũng là lúc lực lượng CSGT công khai đến, vì chúng tôi phối hợp chặt chẽ, không tác rời nhau. Vì thế, nhân dân yên tâm là kẻ xấu không thể lợi dụng Công An mặc thường phục.

Công bố khu vực nội thành

Hôm nay UBND TP Hà Nội công bố chỉ giới nội thành để thực hiện mức xử phạt theo Nghị định 34 của Chính phủ, áp dụng từ ngày 20-5-2010 (với mức phạt gấp từ 2 đến 3 lần so với khu vực ngoại thành).

"Các tuyến đường thuộc địa giới hành chính của 10 quận nội thành: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Tây Hồ, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Long Biên, Hà Đông và các tuyến đường giáp ranh giữa 10 quận trên với các huyện gồm: đuờng Phạm Hùng, An Dương Vương, Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Trãi, Phạm Văn Đồng, Khuất Duy Tiến (đoạn từ Trần Duy Hưng đến Pháp Vân - Giải Phóng) và đường 1b (đoạn từ cầu Thanh Trì đến Trạm thu phí cầu Phù Đổng). " - Trích Quyết định 2177 của UBND TP Hà Nội về phạm vi khu vực nội thành của TP Hà Nội để thực hiện Nghị định 34 của Chính phủ.

Hoàng Tuân
MỚI - NÓNG
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
TPO - Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet chia sẻ về những dấu ấn ngoại giao giữa hai nước trong năm 2024, những lĩnh vực hợp tác tiềm năng, những cảm nhận của cá nhân ông về văn hóa Việt Nam. Ông bày tỏ sự ấn tượng khi thấy nhiều người Việt Nam có thể vận chuyển những cây đào, cây quất rất to bằng xe máy mỗi dịp Tết cổ truyền về.