> Phụ nữ thành phố ngàn hoa 'vào cuộc' tiết kiệm điện
“Ông Kính Thua” ấy xin thưa có phép phân thân, cùng lúc có mặt ở khắp mọi nơi, khắp lễ lạt, hội hè lớn nhỏ. Nhiều lễ hội truyền hình trực tiếp cả nước, ai nấy phải ngáp dài trước màn “chào hỏi” lê thê với đủ loại “kính thưa”.
Vậy nên việc Bộ VH-TT&DL vừa họp báo công bố Nghị định 145/NĐ-CP về tổ chức lễ lạt các loại, thì riêng quy định “chỉ kính thưa người có chức vụ cao nhất” nhận được đông đảo đồng tình của người dân.
Thực ra, từ hàng chục năm trước đã có quy định “kính thưa một người” rồi, nhưng khắp nơi vẫn cứ kính thưa loạn cả lên. “Góc chiếu giữa làng”, cứ kính thưa “thừa” cho chắc ăn ! Riêng Quốc hội là gương mẫu, từ những năm trước đã tiết giảm tối đa chuyện kính thưa.
Nhân chuyện nghị trường, hôm qua thấy Quốc hội họp góp ý kiến cho Dự thảo sửa đổi Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, có đại biểu đề nghị phải “chống lãng phí ngay trong Quốc hội”.
Cụ thể: Mỗi ngày Quốc hội họp tốn 1 tỷ đồng, mỗi phút tốn 2 triệu đồng. Vì vậy phiên họp toàn thể chỉ dành để bàn vào những vấn đề trọng đại của quốc gia, còn lại nên giao cho Thường vụ Quốc hội. Cũng liên quan đến lãng phí, đại biểu Trần Du Lịch vừa có câu nói nổi tiếng: “Chúng ta đẻ ra quá nhiều ghế, từ tất cả các nơi, bộ máy phình ra không ngân sách nào chịu nổi”.
Mỗi phút giảm kính thưa, nghị trường tiết kiệm được 2 triệu đồng. Nhưng mỗi ghế “đẻ” thêm ra, thuế của dân lại phải phụng dưỡng suốt đời một ông quan. Mỗi phút giảm kính thưa, người dự lễ bớt được một phút chán nhàm, mệt mỏi. Nhưng mỗi thứ lễ lạt rườm rà, tốn kém không cần thiết được “đẻ” thêm ra, thuế dân lại gánh phí tổn không biết bao nhiêu mà kể.
Vụ “chạy” công chức 100 triệu đồng ở Hà Nội mới đây, có một bà trong Ban ra đề thi, khi bị kỷ luật, đã uất ức thốt lên với nhà báo: “Kính thưa các ông chưa bị lộ nhá! Là các chị làm không khéo mới dẫn đến như thế này”. Tất nhiên đố “ông” nào dám thò mặt ra nhận lời…“kính thưa” này !!!!