> Phòng trà ca nhạc Sài Gòn thời khủng hoảng
Tóc bạc, tiếng hát vàng
Ca sĩ Đức Vượng sinh năm 1952. Anh quê gốc ở Hải Phòng, gia đình vào Nam từ nửa thế kỷ trước và anh tham gia vào đời sống văn nghệ của Sài Gòn từ những năm đầu tiên hình thành nhạc rock Việt Nam.
Đức Vượng hát nhạc rock tại sân khấu Yoko trên đường Nguyễn Thị Diệu, một rocker mẫu mực với giọng hát xuyên phá một mạch 5 ca khúc rock kinh điển của thập kỷ 1960. Khán phòng náo nhiệt, tiếng vỗ tay không ngớt. Già trẻ hòa lẫn vào nhau cùng hát các bài ca rock bất hủ đã trở thành “di sản văn hóa phi vật thể” thấm vào tinh thần người đô thị.
Tôi nhìn thấy “lão rocker” Đức Vượng vẫn bình dị ghép nhạc cùng các ban nhạc mới thành lập gồm toàn những nghệ sĩ trẻ tuổi cháu của anh. Anh đi với người vợ cũng trẻ hơn anh nửa số tuổi. Đức Vượng nói với tôi: “Cô này là người vợ… thứ tư. Số mình lận đận tình duyên. Chia tay người vợ nào, mình cũng gắng mua cho người ấy một ngôi nhà đàng hoàng”.
Nghệ sĩ rock nói chung ít được lăng xê trên báo, lại là nghệ sĩ từ trước 1975 nữa, điều kiện để trở thành ngôi sao và nhận các giải thưởng danh giá càng hiếm. Như thể trải qua những chướng ngại, nghệ sĩ rock phải chứng tỏ tài năng đích thực của mình chứ không phải dựa vào điều gì khác. Khi tìm kiếm trên Google thông tin về Đức Vượng chỉ chừng dăm dòng, chủ yếu do người hâm mộ rock viết.
Thật khó tin, hiện nay Đức Vượng vẫn hát 4 thậm chí 5 tụ điểm ca nhạc danh giá trong thành phố Sài Gòn mỗi đêm đều đặn. Anh vẫn sải bước lên sân khấu, chiếc áo khá dài, mái tóc bạc tung bay, rồi rời khỏi sân khấu trong tiếng vỗ tay ngây ngất.
Khi đất nước thống nhất, ban nhạc trước 1975 của anh tan rã, anh tham gia ban nhạc Mây Trắng và hát ca khúc cách mạng của nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu “Một trái tim một quê hương”. Bạn bè anh đi nước ngoài nhiều. Có lần Đức Vượng qua Mỹ diễn, anh ngạc nhiên thấy trên đất Mỹ bạn bè anh hát nhạc Mỹ và người Mỹ vẫn tới xem. Bạn bè khuyên anh anh ở lại Mỹ.Anh nói: “Tôi cảm giác đi nước khác như thể mình đi ở nhà thuê, dù nhà đẹp đến mấy nhưng chẳng phải nhà của mình”.
Mãi đến những năm mở cửa, anh mới được trở lại hát dòng nhạc tiếng Anh, vốn là sở trường. Anh thích những ca khúc rock kinh điển. Tại sao trong nhạc viện vẫn chơi nhạc giao hưởng quốc tế, hát những vở nhạc kịch quốc tế mà không mang tiếng vọng ngoại? Những nghệ sĩ hiện đại như anh làm sao từ chối những ca khúc rock đã phổ biến khắp thế giới? Đức Vượng nói: “Những ca khúc hay, bất chấp của nước nào, nên đến được với khán giả”.
Ban nhạc xí nghiệp
Một trong những ban nhạc rock hiếm hoi còn chơi với nhau từ trước năm 1975 tới nay, ban nhạc Sinco, nhiều thành viên là anh em trong một nhà.
Nhạc sĩ Thanh Bình, từng tổ chức nhiều sân khấu thời mở cửa cho biết: “Sinco là tên một nhà máy may nổi tiếng thời bao cấp. Sau giải phóng, các nghệ sĩ tự do chuyển về sinh hoạt trong các đội văn nghệ của các nhà máy, xí nghiệp, phục vụ công nhân, ban nhạc Sinco ra đời từ đó”.
Ngày nay không mấy ai biết nhà máy may Sinco kia nữa, nhưng ban nhạc vẫn giữ cái tên, như một kỷ niệm một thương hiệu của họ. Ban nhạc chơi nhạc blue nổi bật với tài solo ngẫu hứng, cây guitar nhạc blue được đánh giá số 1 của Sài Gòn là nghệ sĩ Công Danh, tay trống solo Huỳnh Hiệp con nhà nòi.
Một lần biểu diễn, quá say sưa, tay trống Huỳnh Hiệp bị bật máu tay mà anh không hề hay biết. Cây guitar Công Danh thì từng phát hành một đĩa nhạc hòa tấu của riêng mình.
Nghệ sĩ guitar Công Danh và ngón đàn độc đáo. |
Công Danh, còn gọi là “Danh Sinco” có tới 30 cây đàn guitar solo dùng cho dòng nhạc blue, chắc chắn anh giữ kỷ lục về thú chơi đàn blue. Đàn nhiều tới mức anh phải treo mỗi nơi dăm chiếc. Anh cố gắng chơi tất cả những cây đàn ấy, lần lượt, từng đêm. “Tôi muốn trải nghiệm âm thanh của từng cây đàn đã được sản xuất ra” – anh Danh tâm sự.
Ngày nay không mấy ai biết nhà máy may Sinco kia nữa, nhưng ban nhạc vẫn giữ cái tên, như một kỷ niệm một thương hiệu của họ. Ban nhạc chơi nhạc blue nổi bật với tài solo ngẫu hứng, cây guitar nhạc blue được đánh giá số 1 của Sài Gòn là nghệ sĩ Công Danh, tay trống solo Huỳnh Hiệp con nhà nòi. |
Thời mở cửa, khi nền nghệ thuật của đất nước thăng hoa, anh “Danh Sinco” được mời chơi guitar cho các đoàn nghệ thuật hàng đầu của đất nước, và thường biểu diễn xuyên Việt cùng các nghệ sĩ như Ngọc Tân, Cẩm Vân, Thế Hiển… Dần dà, các đoàn thu hẹp sinh hoạt của mình, nhường sô diễn lớn cho các ông bầu và công ty biểu diễn.
Giờ đây, những ai ở các tỉnh thành khác muốn nghe tiếng đàn của “Danh Sinco” chẳng còn cách nào khác, phải tới các phòng trà nhỏ bé của Sài Gòn.
Ca sĩ Đức Vượng nói rằng niềm vui lớn nhất của anh là có một người con theo đuổi âm nhạc (nhạc sĩ trẻ Nguyễn Đình Vũ). Điểm đáng yêu của nghệ sĩ rock U70 là họ có những khán giả đặc biệt - nghệ sĩ hậu bối.
Trong những góc tối của các sân khấu, người ta có thể dễ dàng thấy nghệ sĩ trẻ Sài Gòn ngồi nghe tiếng hát của Đức Vượng hay nhìn ngón đàn của “chú Danh Sinco”.
Đôi khi ta cảm tưởng các nghệ sĩ tóc bạc phơ trên sân khấu là những nghệ nhân âm nhạc của cái thành phố trải qua nhiều thăng trầm đau thương cũng như hạnh phúc.
Các nghệ nhân thời hiện đại đang truyền lại cảm hứng sáng tạo và kinh nghiệm trong nghệ thuật cho lớp nghệ sĩ thế hệ sau. Những đêm diễn giàu cảm xúc của các bô lão rocker thường chẳng khác gì những buổi diễn để đời!
3/2013
Ca sĩ bạc râu bốc lửa Nhạc sĩ, nghệ sĩ guitar cổ điển Châu Đăng Khoa cho biết Chu Minh Ký vốn là một giọng ca của phong trào thanh niên xung phong vào những năm đầu thống nhất đất nước. Không những thế, “Chu Minh Ký còn là một nhạc sĩ với nhiều ca khúc mang dấu ấn riêng”.
Sân khấu nhạc rock Acoustic đột nhiên… xuất hiện một rocker râu bạc phơ! Hình ảnh đã nằm lòng lớp trẻ của thành phố. Nghệ sĩ xấp xỉ 60 tuổi Chu Minh Ký hát những ca khúc rock quốc tế bằng lời Việt, những câu từ khơi gợi lòng tin và trách nhiệm của giới trẻ với cuộc đời, tránh xa cám dỗ và vượt lên thử thách. Giọng rock khàn khàn của anh được xem là “đỉnh”, “vơ đét” của sân khấu Acoustic bất chấp nơi ấy có hàng chục ban nhạc nổi tiếng với không ít ngôi sao ca nhạc truyền hình. |