Quan chức UNESCO "mê mẩn" Tràng An

Ông
Ông
TPO – Các quan chức của Tổ chức UNESCO thăm Quần thể danh thắng Tràng An - Tam Cốc - Bích Động (Ninh Bình) trước khi xem xét khu vực này là Di sản thế giới.
Ông
Ông Kishore Rao, Giám đốc Trung tâm Di sản thế giới Unesco tại khu danh thắng Tràng An.

Sự kiện diễn ra trước khi Ninh Bình hoàn thiện hồ sơ vào ngày 30-9 để trình lên Tổ chức GD-KH-VH Liên Hiệp Quốc (Unesco) xem xét công nhận khu vực này là là Di sản thế giới. Các đại biểu của Tổ chức Unesco đã đi sâu vào vùng lõi (khu 2) để khám phá Quần thể danh thắng Tràng An – Tam cốc - Bích động.

Tràng An – Tam Cốc - Bích Động là khu vực núi đá được kiến tạo từ hàng triệu năm nằm dưới thảm cây rừng hoang sơ. Điều này đã để lại ấn tượng sâu sắc cho các đại biểu khi tham quan khám phá.

Ông Kishore Rao, Giám đốc Trung tâm Di sản thế giới Unesco không khỏi ngạc nhiên khi bày tỏ rằng mình thực sự ấn tượng với vẻ đẹp tự nhiên nơi đây, đặc biệt là địa hình và cấu tạo địa chất của vùng núi có các hang động nguyên thủy đặc biệt này. Người dân ơ đây sinh sống rất hài hòa với thiên nhiên từ đánh bắt thủy sản, chăn nuôi gia cầm đến trồng lúa nước mà không hề làm ảnh hưởng đến môi trường thiên nhiên.

Ông Kishore Rao đánh giá cao giá trị sinh thái tự nhiên của Tràng An – Tam Cốc - Bích Động và khả năng bảo tồn thiên nhiên của người dân địa phương.

Bà Anne Lemaitre, Trưởng đại diện Unesco tại Phnom penh (Campuchia) nói, về cơ bản, Quần thể Tràng An – Tam Cốc - Bích Động rất giống với Vịnh Hạ Long, nhưng bà đặc biệt ấn tượng với sự tĩnh mịch, yên ả và hoang sơ nơi đây. Bà Anne Lemaitre thực sự thích thú khi được ngồi trên những chiếc thuyền lá tre để du ngoạn khám phá quần thể sinh thái này.

Vẻ đẹp của Tràng An hút khách du lịch
Vẻ đẹp của Tràng An hút khách du lịch. Ảnh: Minh Đức

Trước đó, ngày 10-5, Chính phủ đã xếp hạng cấp Quốc gia đặc biệt với khu vực bảo tồn là: Di tích Quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư; Di tích Quốc gia đặc biệt Danh thắng Tràng An - Tam Cốc - Bích Động và rừng đặc dụng Hoa Lư, với tổng diện tích 4.000 ha, chiếm toàn bộ khối đá vôi Tràng An và được bao quanh bởi vùng đệm rộng 8.000 ha gồm chủ yếu là các cánh đồng lúa.

Ngày 18-9, Bộ VHTTDL cho biết, Chính phủ vừa đồng ý việc Bộ trưởng Bộ VHTT & DL thay mặt Chính phủ ký hồ sơ Quần thể danh thắng Tràng An (tỉnh Ninh Bình) trình UNESCO xem xét, đưa vào danh mục Di sản thế giới.

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Tri thức may, mặc áo dài Huế là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
Tri thức may, mặc áo dài Huế là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
TPO - Theo Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Thừa Thiên-Huế (TT-Huế), Tri thức may, mặc áo dài Huế được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là thành quả thực hiện đề án Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam là điều kiện, cơ sở quan trọng để tỉnh tiếp tục lộ trình hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO đưa vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.