Cửu đỉnh và cửu vị thần công sẽ là bảo vật quốc gia

Cửu đỉnh và cửu vị thần công sẽ là bảo vật quốc gia
TP - Cố đô Huế lưu giữ khá nhiều tác phẩm nghệ thuật bằng đồng. Trong số đó có Cửu đỉnh và Cửu vị Thần công vừa đã được Hội đồng Di sản Quốc gia và Bộ VHTTDL đề nghị Chính phủ ra quyết định công nhận “bảo vật quốc gia”.

> Bí ẩn chiếc hộp vàng ở chùa Ngọa Vân

Cửu vị Thần công

Cửu vị Thần công là tên gọi của chín khẩu đại bác bằng đồng lớn nhất và đẹp nhất của Việt Nam, đúc vào đầu triều Nguyễn.

Chín khẩu thần công này được đúc trong một năm, từ tháng 2-1803 đến tháng 1-1804. Một nhóm bốn khẩu được đặt tên theo bốn mùa (tứ thời) là Xuân, Hạ, Thu, Đông.

Một khóm năm khẩu đặt tên theo ngũ hành là: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Tên mỗi khẩu được khắc nổi bằng chữ Hán ở núm từng đuôi súng. Năm 1816, chín khẩu thần công này được triều đình tặng thêm tên mới là “Thần oai vô địch thượng tướng công cửu vị”. Từ đó người Huế gọi tắt là Cửu vị Thần công.

Chiều dài mỗi khẩu 5,10m, đường kính nòng 0,225m, trọng lượng trung bình 11.000kg. Mỗi khẩu súng kê trên cái giá bằng gỗ, chạm trổ rất đẹp. Khẩu nặng nhất 18.400 cân (ta), khẩu nhẹ nhất 17.200 cân.

Công trình nghệ thuật này là một bộ tác phẩm mỹ thuật chất lượng cao, đánh dấu thời hoàng kim của kỹ thuật đúc đồng với nghệ thuật trang trí và chạm khắc rất điêu luyện.

Trên thân mỗi khẩu súng đều có các hoa văn bằng hoa, lá; có gắn hai quai lớn hình con lân; có khắc nổi một bài văn ngắn nêu lý do đúc súng, cách chế thuốc đạn để bắn; khắc tên những người phụ trách đúc súng.

Chín khẩu thần công không dùng để bắn, mà dùng để làm kỷ niệm chiến thắng, và trang trí cho hoàng thành Huế thêm uy nghi. Từ thời Khải Định, Cửu vị Thần công được bố trí ở phía sau cửa Thể Nhơn (nhóm tứ thời) và cửa Quảng Đức (nhóm ngũ hành) như hiện trạng.

Cửu đỉnh

Cửu đỉnh được dựng trước sân Thế miếu, nơi thờ các vua nhà Nguyễn. Đỉnh cao nhất 2,50m, nặng nhất 2061kg. Các đỉnh được chế tác theo một hình dáng và bố cục trang trí thống nhất

Mặt trước mỗi hông đỉnh hướng về Thế miếu được đúc nổi hai chữ Hán: Cao đỉnh, Nhân đỉnh, Chương đỉnh, Anh đỉnh, Nghị đỉnh, Thuần đỉnh, Tuyên đỉnh, Dũ đỉnh, Huyền đỉnh.

Chín đỉnh đồng sắp thành một hàng ngang (trừ Cao đỉnh đặt ở vị trí trung tâm và nhích về phía trước khoảng 3 mét), đối diện và song song với các án thờ bên trong Thế miếu. Đó là biểu tượng cho quyền uy và thế vững mạnh, là nguyện vọng tha thiết của các nhà cầm quyền ở bất cứ thời đại nào.

Ở mỗi đỉnh đều có 17 hình ảnh thắng cảnh, sản vật của đất nước. Các hình ảnh được đúc nổi và sắp xếp thành ba vòng trên mỗi đỉnh. Vòng trên là muông thú, mặt đất, núi sông, vòng giữa là vũ khí, vòng dưới là tàu thuyền, cá mú, mỗi hình ảnh đều được khắc ghi tên gọi đầy đủ.

Cửu đỉnh đúc năm Minh Mạng thứ 16, hoàn thành năm Minh Mạng 17 (1836). Vua Minh Mạng đúc Cửu đỉnh dựa theo theo ý tưởng của vua Vũ nhà Hạ.

Bởi vậy, các hình chạm nổi trên Cửu đỉnh không đơn thuần chỉ là sự trang trí mỹ thuật, mà nó còn là biểu tượng về sự giàu đẹp của đất nước Việt Nam.

Quan sát kỹ sẽ thấy một ngọn núi miền Bắc nằm cạnh một con sông miền Nam, một cửa biển ở miền Trung. Ở Tuyên đỉnh có sông Hồng thì Huyền đỉnh có sông Cửu Long và Nhân đỉnh có sông Hương núi Ngự. Bên cạnh cọp rừng lại có cá voi của biển Đông.

Bên cạnh rồng, công, voi, ngựa là các loại gia cầm; rồi gỗ lim, sa nhân quý hiếm của rừng xanh cứ đan xen với các loại thảo mộc thông thường, những biểu tượng về sự phồn vinh của đất nước.

Có người ví Cửu đỉnh như là “một cuộc triển lãm bao gồm những tác phẩm mĩ thuật rất tinh tế với nhiều kĩ xảo, tinh thần khoa học, xây dựng trên đời sống trí tuệ và tâm linh của cả một dân tộc”.

Cửu đỉnh và Cửu vị Thần công là hai bộ tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, thể hiện nét tài hoa của những người thợ thủ công, của nghệ nhân, và là thành tựu xuất sắc của nghệ thuật đúc đồng Việt Nam thế kỉ 19.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị: Đồng đội hy sinh cho mình được sống
Chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị: Đồng đội hy sinh cho mình được sống
TPO - Trong chương trình nhân chứng lịch sử “Kể chuyện lịch sử - Tiếp lửa truyền thống”, các cựu chiến binh từng là sinh viên xếp bút nghiên lên đường ra trận và chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị xúc động khi nhắc về những đồng chí, đồng đội của mình, những “đồng đội đã là người hy sinh cho mình được sống”.
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Khai mạc lễ hội chợ tình Khâu Vai

Khai mạc lễ hội chợ tình Khâu Vai

TPO - Tối 22/4, tại Quảng trường trung tâm huyện Mèo Vạc (tỉnh Hà Giang), Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai (gọi tắt là Chợ tình Khâu Vai) năm 2025 chính thức được khai mạc. Lễ hội được tổ chức trong 3 ngày, từ 22/4 đến 24/4 (tức 24-26/3 âm lịch), mở đầu với chương trình nghệ thuật với chủ đề "Khâu Vai ngày trở lại".
Vì sao chưa xử phạt Doãn Quốc Đam, MC Hoàng Linh quảng cáo sữa giả

Vì sao chưa xử phạt Doãn Quốc Đam, MC Hoàng Linh quảng cáo sữa giả

TPO - Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền - Phó Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử - cho biết hiện tại đơn vị vẫn đang phối hợp với các cơ quan chuyên ngành để xác minh các nghệ sĩ tham gia quảng cáo sữa. Đây cũng là lý do, Cục Phát thanh chưa thể đưa ra hình thức xử phạt đối với diễn viên Doãn Quốc Đam và MC Hoàng Linh.
Khảo cổ Đại Cung môn giúp phục hồi di tích quan trọng thuộc Hoàng thành Huế

Khảo cổ Đại Cung môn giúp phục hồi di tích quan trọng thuộc Hoàng thành Huế

TPO - Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp cùng Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tiến hành khai quật khảo cổ tại khu vực Đại Cung môn - cửa chính dẫn vào Tử Cấm thành từng bị phá hủy vào năm 1947, qua đó nhằm làm rõ quy mô, kết cấu để phục vụ cho dự án phục hồi một trong những công trình quan trọng của Đại nội Huế.
Nhiều sai phạm tại dự án cải tạo, nâng cấp Thư viện Quốc gia ở Hà Nội

Nhiều sai phạm tại dự án cải tạo, nâng cấp Thư viện Quốc gia ở Hà Nội

TPO - Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) vừa công bố kết luận thanh tra toàn diện việc chấp hành pháp luật trong công tác quản lý và thực hiện Dự án cải tạo, nâng cấp Thư viện Quốc gia Việt Nam giai đoạn 1 (số 31 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội), do Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng làm chủ đầu tư. Quá trình thanh tra đã chỉ ra nhiều vi phạm, thiếu sót trong quá trình triển khai, thực hiện dự án.