TPO – Nhiếp ảnh gia người Mỹ, Brian Dricscoll đến Việt Nam ghi lại cuộc đấu tranh hằng ngày của thế hệ thứ 3 hứng chịu chất độc da cam mà quân đội Mỹ đã rải xuống cách đây 40 năm.
Đớn đau nạn nhân chất độc da cam Việt trên báo Anh
> Triển lãm da cam ở Việt Nam
> Chàng trai cụt tứ chi 'đi' 300 km thi ĐH
TPO – Nhiếp ảnh gia người Mỹ, Brian Dricscoll đến Việt Nam ghi lại cuộc đấu tranh hằng ngày của thế hệ thứ 3 hứng chịu chất độc da cam mà quân đội Mỹ đã rải xuống cách đây 40 năm.
|
Nguyễn (14 tuổi) và Phạm Hùng Vương (15 tuổi), đang chờ tắm rửa hàng ngày. Hằng ngày họ chỉ biết xem người dân đi qua trước nhà của họ ở Kim Động, Hưng Yên. |
Dricscoll lấy cảm hứng từ người chú mình, một cựu binh chiến tranh ở Việt Nam nằm trong 2,6 triệu binh sĩ Mỹ được cho là tiếp xúc với chất độc da cam trong những năm 1960.
Các nhiếp ảnh gia người Mỹ đã đi du lịch đến Hà Nội ( Việt Nam) theo dõi một nhóm thanh niên bị nhiễm chất độc da cam. Trong 3 tuần đầu, Driscoll đi từ Hà Nội về phía nam qua các làng hẻo lánh và kết thúc hành trình dài khoảng 640 km ở Nha Trang.
Trong cuộc hành trình, Dricscoll gặp gỡ những trẻ em nhiễm chất độc này trong đó có Phạm Nguyễn, 11 tuổi, bị điếc mù và câm, cậu bé phải nằm liệt giường suốt cuộc đời của mình.
Chất độc da cam, diệt cỏ được quân đội Mỹ rải xuống Việt Nam trong chiến dịch Ranch Hand, trong những năm 1961-1971. Trong suốt 10 năm ấy, gần 20 triệu lít chất hóa học đã được rải xuống đất Việt Nam, Lào và một phần của Campuchia trong nỗ lực tiêu diệt quân đội của Việt Nam và các nước.
Hóa chất được sản xuất cho Bộ Quốc phòng Mỹ là do công ty Monsanto và Dow Chemical. Nó được đóng gói trong những thùng 55 lít màu cam sọc, được chuyển đến châu Á.
Theo Hội Chữ thập đỏ Việt Nam có khoảng 1 triệu người bị ảnh hưởng chất độc này, trong đó có 150.000 trẻ em bị dị tật bẩm sinh, CNN đưa tin.
Những hình ảnh nhiếp ảnh gia Dricscoll ghi lại ở Việt Nam:
|
Nguyễn Phạm, 11 tuổi bị điếc, mù và không thể nói được. |
|
Một xe lăn của nạn nhân của chất độc da cam, trong huyện Phương Sơn , Nha Trang. |
|
Một người lính Việt Nam đứng đằng sau con trai của ông Nguyễn Văn Dũng, 12 tuổi, tại nhà ở huyện Kim Động, Hưng Yên, Việt Nam. |
|
Hương Nghiêm, 8 tuổi, thế hệ thứ ba của nạn nhân chất độc da cam, được mẹ cô bế trước cửa nhà của họ ở huyện Trần Văn Cao, Hội An. |
|
Nguyễn Quang, 11 tuổi, trên giường của mình ở nhà ở huyện Kim Động, Hưng Yên. |
|
Nguyễn Trần Hồ, 11 tuổi, nhìn chằm chằm ra khỏi giường của mình. |
|
Cái nhìn tuyệt vọng của nạn nhân chất độc da cam Lê Phạm Thơm ở Đà Nẵng. |
|
Phirum Ung, 5 tuổi, thế hệ thứ ba nạn nhân chất độc da cam, những giấc ngủ ngắn trong một cái võng ở tỉnh Beng Melea, Campuchia. |
|
Người mẹ của một nạn nhân chất độc da cam ở huyện Kim Động, Nhật Tân, Việt Nam. |
|
Lê Sinh, 14 tuổi, nạn nhân chất độc da cam, nhìn ra từ ban công nhà ở Đà Nẵng. |
|
Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ước tính có khoảng 1 triệu người Việt Nam bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam, trong đó có 150.000 trẻ em bị dị tật bẩm sinh. |
|
Ngôi nhà của Nguyễn Phạm, 11 tuổi, một nạn nhân chất độc da cam ở Chí Linh, Hải Dương. |
|
Một người mẹ ở nhà chăm sóc con đang bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam ở Quảng Ninh. |
Thanh Hà
Theo Dailymail
Theo Dịch