Ấn Độ hạ thủy tàu sân bay tự chế đầu tiên

Lính hải quân đứng quanh tàu sân bay INS Vikrant trong lễ hạ thủy
Lính hải quân đứng quanh tàu sân bay INS Vikrant trong lễ hạ thủy
TPO- Hôm nay, 12/8, Ấn Độ cho ra mắt tàu sân bay đầu tiên mang tên INS Vikrant do chính nước này xây dựng với chi phí ước tính lên đến 5 tỉ USD.

> Những chiến hạm uy lực nhất thế giới

Sự kiện có sự tham dự của các quan chức quốc phòng cấp cao và các nhà ngoại giao Ấn Độ. Đây được coi là một cột mốc quan trọng đối với Ấn Độ, đánh dấu cuộc gia nhập với các nước tự xây dựng được tàu sân bay trong đó có Anh, Pháp, Nga, Hoa Kỳ.

“Chúng tôi phải mất từ 7 đến 8 năm để thiết kế mẫu hạm này”, trưởng nhóm thiết kế của lực lượng hải quân Ấn Độ, ông AK Saxena cho biết. Ông cho biết thêm, dự án được triển khai vào năm 2009 này rất “phức tạp và đầy thách thức”.

Ấn Độ hạ thủy tàu sân bay tự chế đầu tiên ảnh 1

Thông tin ra mắt tàu sân bay này diễn ra chỉ vài ngày sau khi Ấn Độ công bố về tàu ngầm hạt nhân được xây dựng trong nước đầu tiên và đã sẵn sàng chạy thử nghiệm trên biển. Sự kiện được nước này gọi là “một bước tiến khổng lồ” của dân tộc.

Chính phủ Ấn Độ mạnh tay chi hàng chục tỷ USD để nâng cấp các thiết bị quân sự có chủ yếu từ thời Liên Xô cũ nhằm củng cố khả năng phòng thủ và tấn công trước những lực lượng thù địch, theo hãng tin News của Úc.

Ấn Độ hạ thủy tàu sân bay tự chế đầu tiên ảnh 2

Năm 2009, Ấn Độ cho ra mắt tàu ngầm 6.000 tấn INS Arihant, một phần của dự án dây dựng 5 tàu ngầm có thể được trang bị ngư lôi và tên lửa đầu đạn hạt nhân.

Ấn Độ hạ thủy tàu sân bay tự chế đầu tiên ảnh 3

Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh cho biết hôm thứ bảy, 10/8 rằng ông rất “vui mừng khi biết rằng các lò phản ứng hạt nhân trên tàu INS Arihant, tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên của Ấn Độ, đã đạt đến điểm ‘criticality’ (thể hiện điểm mà phản ứng hạt nhân có thể tự duy trì)”.

Phan Yến
Theo News

Theo Dịch
MỚI - NÓNG