Giải mật vụ Liên Xô ‘lót tay’ tổng thống Mỹ

Giải mật vụ Liên Xô ‘lót tay’ tổng thống Mỹ
TPO - Thập kỷ 30 thế kỷ XX, để lợi dụng công nghệ của Mỹ trong việc chế tạo vũ khí mới, Liên Xô đã phê chuẩn chi khoản ngân sách 500.000 USD để hối lộ các quan chức cấp cao của Mỹ.

Giải mật vụ Liên Xô ‘lót tay’ tổng thống Mỹ

TPO - Thập kỷ 30 thế kỷ XX, để lợi dụng công nghệ của Mỹ trong việc chế tạo vũ khí mới, Liên Xô đã phê chuẩn chi khoản ngân sách 500.000 USD để hối lộ các quan chức cấp cao của Mỹ.

Nhưng cuối cùng khoản tiền không nhỏ thời đó này đã và liên lụy đến không ít người. Mới đây, tạp chí Quyền lực của Nga đã tiết lộ về vụ việc trên.

Năm 1924, Liên Xô cấp phép thành lập công ty thương mại Amu tại Mỹ, chuyên phụ trách các vấn đề thương mại của Liên Xô và Mỹ. Vì thời điểm đó Liên Xô và Mỹ chưa thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức nên công ty thương mại Amu đã lũng đoạn trong các hoạt động thương mại giữa hai nước. Đến tháng 11- 1933, theo yêu cầu của Liên Xô, đồng thời cũng là để đáp ứng yêu cầu của các thương gia Mỹ - những người muốn mở rộng và phát triển sang thị trường Liên Xô, tổng thống Mỹ Roosevelt đã chính thức ký quan hệ ngoại giao với Liên Xô, kết thúc giai đoạn 16 năm không thừa nhận sự tồn tại của Liên Xô.

Nhà lãnh đạo Stalin gặp gỡ tổng thống Mỹ Roosevelt
Nhà lãnh đạo Stalin gặp gỡ tổng thống Mỹ Roosevelt trong thời gian thế chiến 2.
 

Lúc ấy, kinh tế Mỹ vẫn đang ở trong tình trạng suy thoái. Các thương nhân Mỹ đều biết rằng, các đơn đặt hàng của công ty Amu chính là đơn đặt hàng của chính phủ Liên Xô, và cũng có sự ủng hộ về mặt tài chính của chính phủ Liên Xô. Nhưng đứng trên góc độ khác, người Mỹ cho rằng, ký hợp đồng với công ty này đồng nghĩa với việc triển khai hoạt động thương mại với quốc gia kẻ thù số 1, thế nên họ rất cảnh giác trong việc cung cấp các công nghệ tiên tiến, nhạy cảm cho công ty này. Chính vì thế, Moscow quyết định thành lập một công ty đơn thuần kiểu Mỹ, tìm một người đại diện pháp nhân tin cậy.

Người được lựa chọn tên là Sam Karp – một người Mỹ mang dòng máu Nga. Karp sinh ra trong một gia đình thợ may nghèo dưới thời Nga hoàng, năm 1911 di cư sang Mỹ và đi làm thuê khắp nơi, sau đó chuyển sang nghề buôn bán xăng dầu.

Khi cuộc khủng hoảng kinh tế cuối thập kỷ 1920 nổ ra, Karp rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Năm 1933, ông buộc phải bán tháo mấy trạm xăng dầu với giá rẻ mạt. Sau đó, ông quyết định quay về Moscow xem có tìm được cơ hội “kiếm đô la trên đất Nga” hay không. Chính tại Moscow, ông đã kết thân được với quan chức Bộ thương mại của Liên Xô và được ủy thác mua giúp các thiết bị tiên tiến cho quốc phòng.

Tuy nhiên cũng có không ít người tỏ ra nghi ngờ về khả năng của Karp. Ngày 2- 8-1936, trong bản báo cáo gửi ông Voroshilov - Ủy viên nhân dân quốc phòng của Liên Xô hồi đó, tham tán quân sự Liên Xô tại Mỹ đã nói rằng: “Hành vi, phát ngôn của người này (Karp) không ổn, rất đáng lo ngại. Ví dụ, đến bất cứ chỗ nào anh ta đều mang đi một danh sách mặc dù không phải là văn kiện chính thức của chính phủ nhưng đều liên quan đến các thiết bị mà nước ta mua, thậm chí còn đưa công khai cho các doanh nghiệp có quan hệ nghiệp vụ và các hãng xem. Làm như vậy là vi phạm nghiêm trọng quy định về điều khoản bảo mật. Tóm lại chỉ cần có cơ hội, anh ta lại thao thao bất tuyệt giới thiệu về nhu cầu hiện tại của nước ta”. Vị tham tán này còn nhắc đến bối cảnh đặc biệt của Karp – Em trai vợ Vyacheslav Mikhailovich Molotov – Chủ tịch Hội đồng dân ủy Trung ương (tương đương với chức thủ tướng) của Liên Xô.

Mặc dù có người đưa ra “báo cáo đen” nhưng Karp vẫn được cấp trên tín nhiệm. Sau khi ký hợp đồng phân chia quyền hạn mua sắm với công ty Amu, Karp đã hoàn thành một số nhiệm vụ mua sắm một cách thuận lợi. Chỉ cần có cơ hội là Karp lại kể về mối quan hệ của anh ta với Mikhailovich Molotov và tiết lộ một số thông tin mua sắm quan trọng mà anh ta khai thác được từ các nhà lãnh đạo cấp cao của Liên Xô, chẳng mấy chốc, số nhà cung cấp đi tìm anh ta tăng lên nhanh chóng.

Ngày 14-5-1937, chủ tịch hội đồng quản trị của Amu gửi cho Moscow một văn kiện mật khẩn cấp thông báo rằng: “Hôm nay Karp báo cáo với tôi, chính phủ Mỹ đã soạn thảo văn kiện bán cho ta tàu chiến lớn với hệ thống pháo và hệ thống điều khiển hỏa pháo trung tâm. Muốn có được văn kiện này, anh ta cần sử dụng 500.000 USD để lót tay cho những người có liên quan”. Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng, Moscow quyết định thực hiện vụ giao dịch này.

Một mặt Liên Xô chi trước 300.000 USD, sau đó sẽ bổ sung thêm 200.000 USD nữa. Lúc đầu, tên người nhận khoản tiền này được quyết định là một nhân vật quan trọng trong Ủy ban quốc gia Đảng Dân chủ và trợ lý của tổng thống. Ngoài ra, người Liên Xô còn muốn giao khoản tiền này cho quan chức phụ trách phê duyệt các dự án sản phẩm quốc phòng thuộc các ủy ban của Mỹ. Trên thực tế, cuối cùng khoản tiền khổng lồ này rơi vào tay con trai tổng thống Roosevelt, để anh này chuyển cho tổng thống Roosevelt.

Chính phủ Liên Xô không thể ngờ rằng, việc mà Karp làm đã bị giới báo chí phanh phui, liên tiếp mấy ngày liền các hãng truyền thông lớn của Mỹ đều đưa tin rằng Liên Xô sẽ mua vũ khí quân sự với giá trị lớn của Mỹ, rất nhiều tờ báo còn miêu tả rằng hai bên đã bắt đầu thực hiện đơn đặt hàng. Ngoài ra, sau khi Bộ ngoại giao Mỹ thỏa hiệp ký công văn phê chuẩn hợp đồng cung cấp vũ khí cho Liên Xô, những rắc rối liên quan đến thiết bị, công nghệ của tàu chiến được mua ngày càng nhiều. Ngày 3-11-1937, Moscow nhận được báo cáo nói rằng: “Công văn mà Karp lấy được không có tác dụng gì với tuabin chuyên dụng của tàu chiến ta mua. Công ty General Electric là nhà cung cấp động cơ cho Bộ Hải quân Mỹ, họ không hề muốn tiếp nhận đơn đặt hàng của ta, hơn nữa lại còn phải có được công văn đồng ý chính thức của Bộ Hải quân… Sau khi báo chí đưa tin một loạt về vụ giao dịch này, công ty sản xuất tàu cũng muốn kiếm lời từ khoản chi phí thiết kế”.

Theo ghi chép của tài liệu có liên quan, Moscow quyết định vẫn để Karp đi vận động hành lang và để Troyanovski – đại diện thương mại của Liên Xô tiếp kiến tổng thống Mỹ. Ngày 27-11-1937, Troyanovski gặp được tổng thống Roosevelt.

Bản báo cáo Troyanovski gửi Molotov sau đó trình bày rằng, Troyanovski phàn nàn với tổng thống Roosevelt về thái độ lạnh lùng của Bộ Hải quân Mỹ đối với đơn đặt hàng của Liên Xô, tổng thống Roosevelt đã nói rằng sẽ ra chỉ thị với quan chức phụ trách các sự vụ hải quân, tổng thống còn kiến nghị nên trực tiếp sản xuất ụ tàu ở Mỹ. Đồng thời ông Roosevelt còn nói sẽ dựa vào tiêu chuẩn tàu chiến hiện có của hải quân Mỹ thiết kế ván sàn bọc thép chuyên dụng của tàu chiến của Liên Xô.

 Thủ tướng Anh Churchill, tổng thống Mỹ Roosevelt và nhà lãnh đạo Stalin trong cuộc gặp tại Yalta bàn định việc kết thúc thế chiến 2
Thủ tướng Anh Churchil, tổng thống Mỹ Roosevelt và nhà lãnh đạo Stalin trong cuộc gặp tại Yalta bàn định việc kết thúc thế chiến 2.
 

Nhưng trên thực tế, sự việc này không hề có thay đổi gì, sau một thời gian dài trao đổi, người Liên Xô không những không lấy được tàu khu trục, mà cũng không lấy được bất kỳ bản vẽ kỹ thuật gì liên quan đến tàu khu trục. Phải trải qua rất nhiều nỗ lực, cuối cùng người Mỹ đồng ý cho phía Liên Xô mang đi bản vẽ kỹ thuật chế tạo tàu chiến. Nhưng sau khi giám định, các chuyên gia Liên Xô kết luận, những bản vẽ này hoàn toàn không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của phía Liên Xô.

Năm 1938, Quốc hội Mỹ thành lập một tổ chức chuyên trách điều tra phong trào chống Mỹ, Karp đã thu hút sự chú ý của tổ chức này. Sau đó Karp đã khai ra mọi tình tiết liên quan đến việc sử dụng 500.000 USD, bản thân ông ta tự rút ruột và để lại cho mình 100.000 USD. Chị gái Karp cũng không được thoát tội, năm 1939 bị cáo buộc là hợp tác với “kẻ thù của nhân dân”. Năm 1940, chủ tịch hội đồng quản trị công ty Amu bị bắt và bị cáo buộc là tham gia vào hoạt động gián điệp. Cuối năm 1945, quan hệ đồng minh Mỹ - Liên Xô rơi vào tình trạng hữu danh vô thực, thương vụ mua sắm khiến người Liên Xô bực mình này cũng được coi là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự đối đầu giữa hai siêu cường.

Huy Long (theo Xinhuanet)

Theo Dịch
MỚI - NÓNG
Lời cảnh báo sau thảm họa Mike Tyson - Jake Paul
Lời cảnh báo sau thảm họa Mike Tyson - Jake Paul
TPO - Nghệ sĩ gạo cội Howard Stern cảnh báo Netflix có thể trả giá đắt nếu hai trận đấu quan trọng của Giải Bóng bầu dục quốc gia vào dịp Giáng sinh tái diễn sự cố lỗi phát sóng trực tuyến như trận so găng giữa Mike Tyson - Jake Paul.