TQ mua 4 tàu ngầm, 24 máy bay Nga?

TQ mua 4 tàu ngầm, 24 máy bay Nga?
TP - Trung Quốc đã đồng ý mua bốn tàu ngầm lớp Lada và 24 chiến đấu cơ Su-35 của Nga, Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) đưa tin.Tuy nhiên, tin này vừa bị Nga bác bỏ.

> Nga bác tin bán chiến đấu cơ và tàu ngầm cho TQ
> Trung Quốc sắp mua 24 SU-35, 4 tàu ngầm Lada

“Trung Quốc và Nga đã ký thỏa thuận sơ bộ về hai thương vụ vũ khí lớn”, ngay trước chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Tập Cận Bình tới Nga cuối tuần qua, CCTV đưa tin. Đây là hai thương vụ đầu tiên giữa Trung Quốc và Nga liên quan “thiết bị quân sự lớn” trong khoảng 10 năm qua, theo CCTV.

Một thương vụ là về hợp tác chế tạo bốn tàu ngầm lớp Lada để bán cho Trung Quốc, gồm hai chiếc sản xuất tại nước này. Thương vụ thứ hai là Nga bán cho Trung Quốc 24 chiếc Su-35, “loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư rất gần với thế hệ thứ năm”, theo CCTV. Bản tin của CCTV không nêu giá trị của hai hợp đồng vũ khí này. Chúng cũng không được đưa tin trong chuyến thăm Nga của ông Tập Cận Bình.

CCTV đưa tin Trung Quốc có kế hoạch ký thêm hợp đồng để nhập khẩu công nghệ quân sự Nga, bao gồm tên lửa phòng không tầm xa S-400, động cơ máy bay 117S, máy bay vận tải cỡ lớn IL-476 và máy bay tiếp nhiên liệu IL-78M.

Trước đó, Nga từng từ chối bán 14 chiếc máy bay Su-33 nào cho Trung Quốc, vì lo ngại nước này có thể sản xuất các phiên bản tương tự với giá thấp hơn để xuất khẩu.

Báo chí Nga đưa tin, từ năm 2006, Nga và Trung Quốc thương lượng việc bán 50 chiếc Su-33 Flanker-D của Nga để Trung Quốc trang bị cho các tàu sân bay trong tương lai. Năm 2009, Nga từ chối bán Su-33 cho Trung Quốc, sau khi nước này yêu cầu Nga chuyển trước hai chiếc để “thử nghiệm”.

Các nguồn tin Bộ Quốc phòng Nga khẳng định rằng, việc từ chối là do Trung Quốc đã sản xuất máy bay chiến đấu J-11B nhái dòng Su-27SK của Nga, vi phạm thỏa thuận về sở hữu trí tuệ.

Theo kết quả nghiên cứu mà Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế tại Thụy Điển công bố hôm 18/3, Trung Quốc lần đầu tiên vượt Anh để trở thành nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ năm trên thế giới. Ba khách hàng lớn nhất của Trung Quốc là Pakistan, Myanmar và Bangladesh.

Thái An
theo DPA, Interfax, Bloomberg

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Đột phá phân cấp, phân quyền: Rõ việc, rõ người, rõ trách nhiệm
Đột phá phân cấp, phân quyền: Rõ việc, rõ người, rõ trách nhiệm
TP - Trao đổi với PV Tiền Phong, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp cho rằng, hiện cấp trên phải “ôm” và làm thay việc cho cấp dưới quá nhiều, dẫn đến thừa cấp dưới mà thiếu cấp trên. Do đó, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền là cách tốt nhất để giảm sự vụ cho cấp trên, để cấp trên lo việc lớn, còn cấp dưới chủ động giải quyết công việc theo thẩm quyền, tránh phải ngồi chờ xin ý kiến, khiến cơ hội trôi đi.