Trung Quốc bá quyền thế giới sẽ ra sao?

Trung Quốc bá quyền thế giới sẽ ra sao?
TPO - Hôm nay, 22-3, Hoàn Cầu đã có bài xã luận bàn về việc liệu Trung Quốc có bá quyền thế giới hay không? Nếu bá quyền, Trung Quốc sẽ phải trả giá như thế nào?

Trung Quốc bá quyền thế giới sẽ ra sao?

> Trung Quốc ‘e dè’ trước kế hoạch dự phòng của Mỹ–Nhật

> Mỹ - Nhật bàn cách đối phó ‘tình huống xấu’ với Trung Quốc

 

TPO - Hôm nay, 22-3, Hoàn Cầu đã có bài xã luận bàn về việc liệu Trung Quốc có bá quyền thế giới hay không? Nếu bá quyền, Trung Quốc sẽ phải trả giá như thế nào?

Trung Quốc bá quyền thế giới sẽ ra sao? ảnh 1
Ảnh: minh họa - Internet
 

'Không bắt nạt nước khác'

Hoàn Cầu cho rằng, sự phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc đã khiến cộng đồng quốc tế lo ngại rằng bản đồ sức mạnh quốc tế sẽ có sự thay đổi. Các nước lo ngại chủ yếu là xuất phát từ những bài học lịch sử của họ, vì đúng là trong quá khứ, có vô số ví dụ cho thấy nước mạnh ắt sẽ bá quyền. Bản thân một số nước phát triển phương Tây đều một thời lớn mạnh rồi bá quyền xâm lược các nước khác. Họ dựa vào kinh nghiệm của chính bản thân mình để phán đoán con đường phát triển của các nước khác, không khó lý giải cách tư duy này.

Hoàn Cầu tuyên bố Trung Quốc sẽ mạnh nhưng không bá quyền, lý do là sự phát triển của Trung Quốc cần môi trường hòa bình, và do Trung Quốc cũng đã từng bị xâm lược, bị sỉ nhục, chính vì thế “kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” những điều mình không muốn thì không bao giờ gây cho người khác. Tuy nhiên, logic này dường như không thể thuyết phục những người có lập trường hồ nghi với Trung Quốc. Trong tư duy của họ, một quốc gia thành công không những có thể tìm kiếm sự phát triển thông qua nền hòa bình, mà cũng có thể lợi dụng xung đột để mưu lợi cho mình. Nhìn lại lịch sử Trung Quốc, ở một số giai đoạn trong thời cổ đại, đặc biệt là khi các dân tộc thiểu số nắm quyền, cũng có không ít hành động mở rộng biên giới, xâm chiếm các nước, đây là giai đoạn không dựa trên cơ sở phát triển hòa bình.

Hoàn Cầu lập luận những kinh nghiệm của phương Tây không thể quyết định được việc sau khi lớn mạnh, Trung Quốc ắt sẽ đi theo con đường thực dân mà phương Tây đã đi qua. Trong quá khứ Trung Quốc đã từng chịu nhiều mất mát dưới chế độ thực dân, chắc chắn Trung Quốc sẽ không bắt nạt các nước khác, nếu không lãnh đạo Đặng Tiểu Bình đã không tuyên bố trước Liên Hợp Quốc rằng: “Trung Quốc không phải là siêu cường quốc, và cũng mãi mãi sẽ không làm siêu cường quốc. Nếu một ngày nào đó, Trung Quốc cũng biến thành siêu cường quốc đi thôn tính, can thiệp, bắt nạt, bóc lột các nước khác, nhân dân trên toàn thế giới cần đoàn kết với nhau, cùng nhân dân Trung Quốc lật đổ chính phủ Trung Quốc”.

Quyền lợi Trung Quốc đang bị xâm phạm?

Chính vì thế, trong lúc vẽ ra viễn cảnh hòa bình, Trung Quốc cũng có thể tưởng tượng những sai lầm mà mình có thể mắc trong tương lai, có thể sẽ xưng bá xưng vương. Để thế giới tin vào lộ trình phát triển hòa bình của Trung Quốc, đảm bảo rằng Trung Quốc mạnh nhưng không theo chủ nghĩa bá quyền, Bắc Kinh cần giải quyết ba vấn đề sau:

Một là tin tưởng rằng bá quyền sẽ không có lợi cho sự phát triển đất nước, chỉ gây thiệt hại cho Trung Quốc. Mạnh nhưng không bá quyền, không những là đường lối, mà cũng là sự tính toán cho lợi ích quốc gia. Muốn xây dựng các nguyên tắc quốc tế, thì phải duy trì nền hòa bình, bá quyền sẽ mất điểm. Xã hội loài người trong quá khứ và hiện tại, hiện tượng bá quyền không phải là ít, nguyên nhân là do bá quyền thường đem lại lợi ích cho nước bá quyền.

Thứ hai, cần dùng chế độ để kiểm soát mọi hành vi của mình, ngăn ngừa sự bá quyền. Cái gọi là bá quyền tức là lối tư duy và hành vi ép người khác phải làm theo ý nguyện của mình. Phản đối bá quyền thì buộc phải đề ra giải pháp tốt để các nước được tôn trọng và có vai trò bình đẳng như nhau, trong quan hệ ngoại giao áp dụng luật quốc tế và luật quốc gia kêu gọi sự tôn trọng lẫn nhau, nghiêm cấm hành vi chỉ chạy theo lợi ích, xâm phạm quyền lợi chính đáng của các nước khác. Dùng pháp luật để quy phạm mọi hành vi sao cho các nước đều được đối xử bình đẳng, đây là giải pháp tốt để tránh xa chủ nghĩa bá quyền. Tôn trọng pháp luật trước hết phải được thể hiện trong việc tôn trọng luật quốc tế trong hoạt động ngoại giao, đặc biệt là nghiêm túc tuân thủ các điều luật quốc tế mà Trung Quốc đã tham gia và phê chuẩn, không được vượt quyền.

Thứ ba, Hoàn Cầu đề nghị cần đưa ra biện pháp trừng phạt nghiêm khắc đối với các hành vi bá quyền quốc tế, để kẻ bá quyền thiệt hại nặng nề. Mười năm trước Mỹ sử dụng vũ lực với Iraq chính là lạm dụng sự bá quyền. Lúc đó cộng đồng quốc tế không đủ sức để ngăn chặn Mỹ, giờ đây vẫn không đủ sức để truy cứu trách nhiệm chiến tranh của Mỹ. Sau khi lớn mạnh hơn, Trung Quốc sẽ phải có trách nhiệm hợp tác với cộng đồng quốc tế để xây dựng nên hệ thống quốc tế mới, kịp thời ngăn chặn hành vi như đòn phủ đầu của Mỹ với Iraq hoặc truy cứu trách nhiệm của Mỹ. Như thế bất kỳ nước nào cũng phải thấy kiêng dè trước sự trừng phạt này, chính vì thế cộng đồng quốc tế sẽ rất tin tưởng vào sự trỗi dậy của các nước lớn bao gồm Trung Quốc.

Hoàn Cầu khẳng định, thực tế cho thấy, trong khi một số quốc gia bá quyền lo ngại trong tương lai có thể Trung Quốc sẽ bá quyền thì bản thân Trung Quốc hiện tại vẫn đang bị xâm phạm quyền lợi, điều rõ nét nhất là các nước siêu cường quốc hiện nay vẫn đang cản trở sự nghiệp thống nhất đất nước của Trung Quốc. Hoàn Cầu một mực đòi 'các nước bá quyền' cần chấm dứt các hành vi nghiêm trọng tổn hại đến lợi ích của Trung Quốc, và biện bạch rằng việc Bắc Kinh đưa ra các biện pháp chính đáng để ngăn chặn hành vi bá quyền không phải xưng bá mà là hành động chính nghĩa đòi lại sự công bằng bằng chính thực lực của mình.

Huy Long

Theo Viết
MỚI - NÓNG