Hoàn Cầu: Tăng chi quốc phòng để 'không bị đối xử thô lỗ'

Hoàn Cầu: Tăng chi quốc phòng để 'không bị đối xử thô lỗ'
TPO - Trong dự toán ngân sách năm 2013 của Trung Quốc, nguồn ngân sách chi cho quốc phòng vẫn giữ ở mức trên 10%. Dư luận quốc tế, đặc biệt là các nước láng giềng tỏ ra lo ngại về con số này. Hôm nay, 6-3, Hoàn cầu đã có bài xã luận “biện hộ” cho vấn đề này của Trung Quốc.

Hoàn Cầu: Tăng chi quốc phòng để 'không bị đối xử thô lỗ'

> Trung Quốc và tham vọng chuỗi cảng toàn cầu
> Trung Quốc tố Mỹ tấn công website Bộ Quốc phòng
 

TPO - Trong dự toán ngân sách năm 2013 của Trung Quốc, nguồn ngân sách chi cho quốc phòng vẫn giữ ở mức trên 10%. Dư luận quốc tế, đặc biệt là các nước láng giềng tỏ ra lo ngại về con số này. Hôm nay, 6-3, Hoàn cầu đã có bài xã luận “biện hộ” cho vấn đề này của Trung Quốc.

Hoàn Cầu: Tăng chi quốc phòng để 'không bị đối xử thô lỗ' ảnh 1
 

Năm 2013, ngân sách chi cho quốc phòng của Trung Quốc tăng 10,7%, đạt 720,2 tỉ NDT (115,7 tỉ USD). Con số này thấp hơn mức tăng trưởng của Trung Quốc năm 2012 – 11,2%, tuy nhiên vẫn giữ ở mức hai con số. Ngoài Trung Quốc, năm 2013, ngân sách chi cho quốc phòng của một số quốc gia như Mỹ là 663 tỉ USD, Nhật Bản 52,2 tỉ USD, Ấn Độ 37,45 tỉ USD, Nga khoảng 67,7 tỉ USD.

Báo Hoàn cầu cho rằng, GDP của Trung Quốc đứng thứ hai thế giới, ngân sách chi cho quốc phòng cũng đứng ở vị trí thứ hai cũng không có gì là lạ. Phương Tây và các nước xung quanh có nhiều “lời ra tiếng vào” về vấn đề này, nhưng những lời chỉ trích này đã trở thành bong bóng xà phòng thường xuất hiện trong cục diện chính trị quốc tế. Trung Quốc hiện đại hóa quân sự là điều mà cộng đồng quốc tế dự đoán được từ lâu, tốc độ này khá đồng bộ với tiến trình hiện đại hóa chung của Trung Quốc.

Hoàn cầu phân tích rằng, rất khó có thể nói mức chi 115,7 tỉ USD cho quốc phòng của Trung Quốc là nhiều hay ít, quan trọng là so sánh với ai, và nhiệm vụ an ninh quốc gia của Trung Quốc, Trung Quốc đang đối mặt với những mối đe dọa tiềm ẩn là gì.

Tình hình an ninh chiến lược của Trung Quốc không phải là quá khó dự đoán, tuy nhiên lại tiềm ẩn rất nhiều nhân tố bất xác định. Những mối đe dọa về mặt an ninh đến từ bên ngoài của Trung Quốc rõ ràng không chỉ có các nước lân cận như Nhật Bản, Philippines…. , bất cứ lúc nào Trung Quốc cũng cảm nhận được rằng đứng sau lưng các quốc gia này là Mỹ. Nhưng việc Trung Quốc gia tăng ngân sách chi cho quốc phòng không phải là dùng để đối đầu với Mỹ, nếu sắp đặt như thế thì hỏng hẳn. Vì ít nhất trong mấy thập kỷ tới, cho dù Trung Quốc gia tăng ngân sách quốc phòng đến đâu thì cũng không đủ sức để đối trọng với chiến lược của Mỹ.

Hoàn cầu đã đặt ra câu hỏi: Vậy Trung Quốc nên ngoan ngoãn làm một quốc gia có mức ngân sách chi cho quốc phòng thấp, dễ dàng chung sống hòa bình với thế giới bên ngoài hay làm một quốc gia có mức ngân sách chi cho quốc phòng cao? Quá cao hay quá thấp đều không phù hợp. Thế giới chưa có tiền lệ và minh chứng cho thấy một quốc gia lớn có thể không cần sức mạnh quốc phòng lớn, Trung Quốc không thể mạo hiểm trong vấn đề này. Nhưng nếu Trung Quốc đi theo con đường chủ nghĩa quân phiệt, o ép nước khác thì sẽ dồn mình vào sự mạo hiểm lớn hơn.

Hoàn Cầu kết luận rằng, biện pháp ổn thỏa nhất là sự tăng trưởng về quốc phòng của Trung Quốc đi liền với sự tăng trưởng về sức mạnh tổng hợp, giúp quy mô và tốc độ phát triển của quốc phòng Trung Quốc về cơ bản là tương đương với sự dự đoán của bên ngoài. Hiện nay biên độ tăng của ngân sách chi cho quốc phòng của Trung Quốc không hề vượt quá khung tiêu chuẩn này, các nước khác đã thích nghi, sự tăng trưởng về mặt quốc phòng ở mức hai con số của Trung Quốc không gây hoang mang trong dư luận, chính vì thế Trung Quốc không thể cắt giảm từ mức hai con số xuống một con số.

Nếu giữ được mức tăng trưởng phù hợp trong quốc phòng, Trung Quốc sẽ an toàn nhất, những lợi ích mới xuất hiện của Trung Quốc sẽ được bảo vệ, mức tăng trưởng này không gây gốc cho bên ngoài, sự thay đổi trong cục diện lực lượng thế giới sẽ diễn ra một, mối quan hệ giữa Trung Quốc với các nước khác là toàn diện, tổng hợp, các phép so sánh về quân sự sẽ không quá khập khiễng mà ở trong vị trí bình thường không nhìn thấy.

Hoàn Cầu cho rằng, không khó để phát hiện ra rằng, hiện nay, giữa Trung Quốc và các nước lớn khác, kinh tế vẫn là lĩnh vực có sức cạnh tranh lớn nhất, sự thách thức về kinh tế của Trung Qốc đối với Mỹ lớn hơn rất nhiều so với sự cạnh tranh về quân sự. Đây có lẽ cũng là lí do khiến các nghị sĩ Mỹ gây sức ép cho tỉ giá đồng NDT nhiều hơn và không quan tâm lắm đến sự tăng trưởng về ngân sách chi cho quốc phòng của Trung Quốc.

Chỉ cần so sánh về sức mạnh quân sự của Mỹ và Liên Xô năm xưa sẽ thấy rất rõ. Trong thời điểm quy mô kinh tế của Liên Xô thua xa Mỹ, sức mạnh quân sự lại không hề kém Mỹ. Đấy mới gọi là chạy đua quân sự. Hiện nay Trung Quốc hoàn toàn không có tham vọng chiến lược như Liên Xô năm xưa, chính vì thế có thể nói chi phí quân sự của Trung Quốc đang “tăng trưởng tự nhiên”, nó diễn ra rất tự nhiên chứ không phải là để đối đầu với Mỹ.

Hoàn cầu nhấn mạnh rằng, Trung Quốc mong muốn phát triển hòa bình, không hề có ý định thông qua thủ đoạn quân sự để giải quyết các bài toán khó mà các biện pháp kinh tế, ngoại giao không giải quyết nổi. Tuy nhiên, sức mạnh quân sự của Trung Quốc buộc phải tương xứng với nhu cầu nội tại trong chiến lược an ninh quốc gia của Bắc Kinh, nếu không Trung Quốc sẽ tạo cho người khác cái cớ để họ đối xử thô lỗ với Trung Quốc. Trung Quốc bị dồn ép phải chống trả quyết liệt sẽ khiến nền hòa bình rơi vào tình trạng nguy hiểm.

Những lời đồn thổi của bên ngoài về ngân sách chi cho quốc phòng của Trung Quốc nhất thời không thể tạo thành sức phá hoại, chính phủ Trung Quốc nên quan tâm hơn đến những ý kiến trong nước, đảm bảo nguồn ngân sách chi cho quốc phòng tăng trưởng hàng năm đều dùng cho các hoạt động phát triển quốc phòng, và dùng sự minh bạch hóa trong nguồn ngân sách chi cho quốc phòng để củng cố lòng tin của người dân Trung Quốc trong vấn đề này.

Cuối cùng, Hoàn cầu kết luận, Trung Quốc cần không ngừng cho ra đời các loại vũ khí tối tân và nhanh chóng trang bị cho quân đội, mô hình phát triển quốc phòng đó mới có thể thu hút người dân nhất, đồng thời cũng xóa bỏ được những nghi ngờ về hiệu quả sử dụng ngân sách quốc phòng của chính phủ mà người dân đưa ra. Xét về lâu dài, sự ủng hộ của người dân Trung Quốc đối với hoạt động phát triển ngày càng quan trọng, và trong lĩnh vực quốc phòng trong nước, Trung Quốc cần giữ vững nhận thức chung, đây là nền tảng để Trung Quốc đối phó với mọi sức ép của dư luận bên ngoài.

Huy Long
Theo Hoàn cầu

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG