Súng đạn thách thức lịch sử của Mỹ

Súng đạn trở thành một văn hóa tiềm ẩn nhiều nguy hiểm tại Mỹ - Ảnh: Thegunstorelasvegas.com
Súng đạn trở thành một văn hóa tiềm ẩn nhiều nguy hiểm tại Mỹ - Ảnh: Thegunstorelasvegas.com
Đến nay, Mỹ vẫn đang luẩn quẩn tìm giải pháp cho việc kiểm soát súng đạn, vốn là vấn đề lịch sử của nước này.

> Tổng thống Mỹ trình dự luật kiểm soát súng
> Lại xả súng ở Mỹ, 2 người thương vong

Dẫu tình hình kinh tế đầy u ám nhưng thị trường “hàng nóng” vẫn rất sôi động tại Mỹ. Theo thông tin từ Cục Điều tra liên bang Mỹ, chỉ riêng trong tháng 12-2012, doanh số tiêu thụ các loại súng tại thị trường nước này đạt mức kỷ lục hơn 2,8 triệu khẩu. Con số này tăng 38% so với tháng trước và tăng tới 49% so với tháng 11-2011.

Theo các số liệu thống kê, 314 triệu dân Mỹ sở hữu đến 270 triệu khẩu súng, nhiều gấp 6 lần số súng đang được lưu hành tại Ấn Độ, quốc gia có hơn 1 tỉ dân. Tại xứ cờ hoa, dân chúng sở hữu đủ loại từ súng ngắn đến súng trường liên thanh.

Nhiều gia đình có từ 6-7 và thậm chí hàng chục khẩu súng cùng cơ số đạn đủ tiêu diệt một trường học. Vì thế, những người có vấn đề về tâm lý dễ dàng ra tay giết người hàng loạt.

Điển hình như vụ James Holmes xả súng giết chết 59 người tại rạp chiếu phim Century ở thị trấn Aurora, bang Colorado, hồi tháng 7 năm ngoái. Trong đó, chẳng nạn nhân nào có thù oán với Holmes.

Đến tháng 12-2012, một thanh niên khác xả súng tấn công một trường học tại bang Connecticut gây ra vụ thảm sát làm 26 người thiệt mạng, trong đó có 20 trẻ em… Suốt nhiều năm qua, nước Mỹ từng hứng chịu hàng loạt vụ việc tương tự.

Hệ lụy lịch sử

Thực sự lịch sử của Mỹ gắn liền với súng đạn. Trong cuốn Nước Mỹ vũ trang: Câu chuyện đáng nhớ về việc vì sao và như thế nào súng trở thành cái bánh táo của người Mỹ, tác giả Clayton Cramer viết: “Súng là cốt lõi của phần lớn lịch sử nước Mỹ, cũng là tiêu điểm của phần lớn các câu chuyện huyền thoại và khủng bố”.

Xét theo đó, quyền được sở hữu súng chính thức hiện diện trong Hiến pháp Mỹ từ năm 1789 thông qua Tu chính án số 2 với tiêu đề “Quyền giữ và mang vũ khí”.

Dựa vào điều này, hơn một nửa số bang ở Mỹ sau đó đã đồng thuận với học thuyết Castle. Đây là một lý luận chủ trương cho phép cá nhân được tự vệ chính đáng, kể cả sát thương thay vì rút lui khi bị tấn công. Trạng thái tự vệ này được thể hiện bằng luật “Stand Your Ground” (Đứng nguyên tại chỗ, nếu không tôi sẽ bắn) cho phép cá nhân sở hữu súng được quyền nã đạn khi bị đe dọa.

Tuy nhiên, cũng từ các điều luật này, người dân Mỹ hiện nay phải ngay ngáy lo lắng nguy cơ từ chính những người đang sống chung trong một đất nước chứ chẳng phải lực lượng ngoại xâm nào. Trong đó, nguy cơ không nhỏ đến từ những người có vấn đề về thần kinh, mắc chứng hoang tưởng, đặc biệt là điên loạn.

Hơn thế nữa, xã hội Mỹ ngày càng biến thái sang chủ nghĩa Ego, một học thuyết đề cao tối đa quyền tự do cá nhân. Trong lịch sử, cái tôi tuyệt đối đã được các triết gia của chủ nghĩa hiện sinh như Kierkegaard khởi sự ở châu Âu vào thế kỷ 19, được phát triển bởi những người như Jean Paul Sartre và Anbert Camus vào đầu thế kỷ 20.

Sau đó, nhà độc tài Adolf Hitler lợi dụng học thuyết này cho thuyết tối thượng Nazi của ông để tự phong dân tộc Đức là chủng loài văn minh duy nhất, gây ra vô số cuộc thảm sát kinh hoàng trên thế giới. Tại Mỹ, chủ nghĩa Ego nhiều năm qua được điện ảnh hóa thành mô típ anh hùng cá nhân, đặc trưng bởi những chàng cao bồi miền Tây hoang dã hay các tay Rambo cơ bắp.

Hơn nữa, chủ nghĩa anh hùng cá nhân luôn đồng hành cùng văn hóa súng đạn khiến nguy cơ càng tăng cao. Thế nhưng, chính giới Mỹ lại luôn lợi dụng thực trạng này trong các cuộc mặc cả chính trị. Việc tìm kiếm giải pháp kiểm soát hữu hiệu súng đạn vẫn mãi luẩn quẩn suốt hàng chục năm qua nên chưa có lối ra.

Nhà Trắng công bố đề xuất kiểm soát súng đạn

Theo NBC News, Tổng thống Barack Obama tối 16.1 đã công bố một loạt các đề xuất nhằm hạn chế tình trạng bạo lực có liên quan đến súng ống. Trong đó, một số đề xuất tiêu biểu là: yêu cầu kiểm tra tiền sử tội phạm đối với mọi trường hợp mua súng, cấm bán các vũ khí tấn công quân sự, giới hạn ổ đạn ở mức 10 viên, cấm tàng trữ các loại đạn có khả năng xuyên thủng áo chống đạn; trừng phạt nặng hành vi buôn lậu súng…

Tổng thống cũng ký thông qua 23 sắc lệnh với mục đích tăng cường những luật hiện hành có liên quan đến súng ống như biện pháp kiểm tra sức khỏe tâm thần, đẩy mạnh các cuộc điều tra tiểu bang về tội phạm liên quan đến súng thông qua Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC).

Ông Obama cũng trực tiếp ra chỉ thị rằng các bác sĩ có quyền hỏi bệnh nhân về số súng đạn mà họ đã đăng ký sử dụng, đồng thời khuyến khích các nhân viên y tế thông báo về những nguy cơ bạo lực liên quan đến súng cho chính quyền sở tại.

Tuy nhiên, các đề xuất trên nhiều khả năng sẽ vấp phải sự phản đối dữ dội từ phe ủng hộ súng ống tại quốc hội, đặc biệt là Hiệp hội Súng trường quốc gia.

Theo Lê Quân
Thanh Niên

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Sắp xếp bộ máy, sẽ 'đụng chạm' nhiều bộ trưởng, thứ trưởng
Sắp xếp bộ máy, sẽ 'đụng chạm' nhiều bộ trưởng, thứ trưởng
TPO - "Tôi chưa thống kê cụ thể, nhưng với phương án sắp xếp của Chính phủ, Quốc hội, nhìn sơ sơ đụng chạm tới khoảng 20 bộ trưởng và tương đương, cùng khoảng 80 - 100 thứ trưởng và tương đương ở cả khối Đảng, Mặt trận, Nhà nước...", TS Đinh Duy Hòa - nguyên Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính - Bộ Nội vụ nói.