> Nga điều tàu chiến tới Syria
> Syria tiếp nhiên liệu cho bom hóa học
Một tay súng nổi dậy nhắm bắn máy bay chiến đấu của Không lực Syria. Ảnh: Goran Tomasevic. |
Cùng ngày, ông tuyên bố Tổng thống Syria Bashar al-Assad không có kế hoạch rời Syria và Nga không có ý định tiếp nhận ông Assad tới tị nạn, nhưng hoan nghênh những nước khác làm việc này.
“Theo thông tin mà chúng tôi có, cũng như theo dữ liệu của các đơn vị đặc biệt thuộc Mỹ và châu Âu, chính phủ Syria đang làm mọi điều có thể để đảm bảo an toàn cho kho vũ khí hóa học của mình”, ông Lavrov nói với các phóng viên.
Theo ông, nếu số vũ khí hóa học này bị lực lượng nổi dậy chiếm được thì nguy cơ thương vong sẽ rất lớn. Trong khi đó, Mỹ lo ngại rằng, quân chính phủ Syria có thể dùng tới vũ khí hóa học nếu họ bị dồn tới chân tường.
Chủ tịch Ủy ban Tình báo của Hạ viện Mỹ, ông Mike Rogers, cho rằng, cần có một kế hoạch khu vực để ngay lập tức bảo đảm số vũ khí hóa học của Syria. “Nếu không, chúng ta sẽ có một sự kiện gây mất ổn định khu vực trên quy mô cực lớn”, ông Rogers nói.
Tổng thống Mỹ Barack Obama cảnh báo Tổng thống Assad rằng, nhà lãnh đạo Syria sẽ phải gánh chịu hậu quả nếu vũ khí hóa học được sử dụng để chống lại người dân Syria. Việc đó là “hoàn toàn không thể chấp nhận được”. Phía Mỹ từng nói rằng, việc đó có thể dẫn tới sự can thiệp quân sự từ bên ngoài vào Syria.
Ngày 23-12, phe nổi dậy nói rằng, lực lượng chính phủ đang sử dụng hai thành phố Mahrada và Sqailbiyeh ở tỉnh Hama để tổ chức các đợt tấn công.
Cùng ngày, tại Syria, tổ chức Theo dõi Nhân quyền Syria (đóng trụ sở ở Anh) nói rằng lực lượng chính phủ và phe nổi dậy đang giao tranh ở quận Hajar al-Aswad ở phía nam thủ đô Syria.
Hôm qua, một qua bom phát nổ ở thủ đô Damascus, khiến ít nhất 5 người thiệt mạng, hàng chục người bị thương.
Theo tổ chức Theo dõi Nhân quyền Syria, hơn 44.000 người bị giết trong đợt giao tranh kéo dài 21 tháng qua ở Syria, trong đó có gần 31.000 dân thường.
Gia Tùng
Theo Moscow Times, AP, CNN