Tàu thăm dò khổng lồ của Trung Quốc vào Biển Đông

Tàu thăm dò khổng lồ của Trung Quốc vào Biển Đông
Dầu khí Hải dương 201, con tàu thăm dò dầu khí nước sâu đầu tiên của Trung Quốc, hôm qua rời thành phố biển Thanh Đảo ở đông bắc nước này để tới Biển Đông thử nghiệm.

Tàu thăm dò khổng lồ của Trung Quốc vào Biển Đông

> Giàn khoan Trung Quốc sắp hoạt động ở Biển Đông

Dầu khí Hải dương 201, con tàu thăm dò dầu khí nước sâu đầu tiên của Trung Quốc, hôm qua rời thành phố biển Thanh Đảo ở đông bắc nước này để tới Biển Đông thử nghiệm.

Tàu thăm dò dầu khí khổng lồ của Trung Quốc. Ảnh: World Maritime News
Tàu thăm dò dầu khí khổng lồ của Trung Quốc. Ảnh: World Maritime News.

Con tàu mang tên Dầu khí Hải dương 201 là một phần kế hoạch của Trung Quốc trong việc mở rộng thăm dò và sản xuất năng lượng xa bờ, China Daily cho hay. Sự kiện con tàu này ra khơi tiếp nối việc giàn khoan dầu khổng lồ tự chế đầu tiên mang tên Ocean Oil 981 của Trung Quốc bắt đầu hoạt động tuần trước.

Dầu khí Hải dương 201 có trị giá 2,8 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 442 triệu USD). Nó có thể đặt những ống thăm dò ở độ sâu khoảng 3.000 m và mang được 380 người trong mỗi chuyến ra khơi. Tàu dài 200 m và rộng 40 m, được trang bị hệ thống định vị động lực DP-3, cần trục khổng lồ với chiều cao tương đương tòa nhà 45 tầng. Con tàu này có thể di chuyển liên tục suốt 12.000 hải lý.

Tuy nhiên, theo ông Xiao Long - tổng giám đốc dự án tàu Dầu khí Hải dương của Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC), con tàu này trước tiên sẽ tiến hành một tháng thử nghiệm tại các vùng biển nông. Nó sẽ đặt một đường ống dài khoảng 1.500 m để thử nghiệm.

Vị trí đặt đường ống là mỏ khí thiên nhiên Lệ Loan 3-1 cách Hong Kong khoảng 350 km về phía đông nam, tức là cách không xa vị trí của giàn khoan dầu khổng lồ Ocean Oil 981 ở lô Lệ Loan 6-1-1.

Tàu Dầu khí Hải dương 201 bắt đầu được đóng vào tháng 9/2009. Nó được coi là một phần của đội tàu nước sâu thuộc CNOOC. Toàn bộ đội tàu này được cho là sẽ tiêu tốn của CNOOC tổng số tiền lên tới 11,5 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 1,8 tỷ USD).

Việc Trung Quốc liên tiếp đưa giàn khoan dầu khổng lồ Ocean Oil 981 và tàu Dầu khí Hải dương 201 ra Biển Đông được tiến hành trong bối cảnh Bắc Kinh và Manila có tranh chấp chủ quyền bãi đá Scarborough/Hoàng Nham. Hai bên cùng tuyên bố chủ quyền với bãi đá này và không có dấu hiệu nhượng bộ.

Tàu thăm dò dầu khí khổng lồ của Trung Quốc tại cảng Thanh Đảo, thuộc tỉnh Sơn Đông ở đông bắc Trung Quốc. Ảnh: Xinhua
Tàu thăm dò dầu khí khổng lồ của Trung Quốc tại cảng Thanh Đảo, thuộc tỉnh Sơn Đông ở đông bắc Trung Quốc. Ảnh: Xinhua.
Dầu khí Hải dương 201 là chiếc đầu tiên ra khơi trong đội tàu cùng loại của Trung Quốc. Ảnh: Shipbuilding Tribune
Dầu khí Hải dương 201 là chiếc đầu tiên ra khơi trong đội tàu cùng loại của Trung Quốc. Ảnh: Shipbuilding Tribune.
Bức ảnh chụp hôm 14-5 cho thấy một phần khu vực boong tàu. Ảnh: Xinhua
Bức ảnh chụp hôm 14-5 cho thấy một phần khu vực boong tàu. Ảnh: Xinhua.
Các công nhân làm việc trên tàu Dầu khí Hải dương 201. Ảnh: Xinhua
Các công nhân làm việc trên tàu Dầu khí Hải dương 201. Ảnh: Xinhua.
Phòng điều khiển trung tâm của tàu, nơi điều hành mọi hoạt động của giàn khoan dầu di động này. Ảnh: Xinhua
Phòng điều khiển trung tâm của tàu, nơi điều hành mọi hoạt động của giàn khoan dầu di động này. Ảnh: Xinhua.
Một khu nhà xưởng trên tàu Dầu khí Hải dương 201. Ảnh: Xinhua
Một khu nhà xưởng trên tàu Dầu khí Hải dương 201. Ảnh: Xinhua.
Bể chứa nhiên liệu của chiếc tàu có thể di chuyển liên tục 12.000 hải lý. Ảnh: Xinhua
Bể chứa nhiên liệu của chiếc tàu có thể di chuyển liên tục 12.000 hải lý. Ảnh: Xinhua.
Bức ảnh cho thấy một mạn của tàu khi neo đậu tại Thanh Đảo. Ảnh: Xinhua
Bức ảnh cho thấy một mạn của tàu khi neo đậu tại Thanh Đảo. Ảnh: Xinhua.
Các cần trục khổng lồ màu đỏ của tàu, trong đó có chiếc đạt tới độ cao tương đương tòa nhà 45 tầng. Ảnh: Xinhua
Các cần trục khổng lồ màu đỏ của tàu, trong đó có chiếc đạt tới độ cao tương đương tòa nhà 45 tầng. Ảnh: Xinhua .
Dầu khí Hải dương 201 trước khi ra khơi để hoạt động thử nghiệm. Ảnh: Marine Traffic
Dầu khí Hải dương 201 trước khi ra khơi để hoạt động thử nghiệm. Ảnh: Marine Traffic.

Theo Nhật Nam
VnExpress

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Đột phá phân cấp, phân quyền: Rõ việc, rõ người, rõ trách nhiệm
Đột phá phân cấp, phân quyền: Rõ việc, rõ người, rõ trách nhiệm
TP - Trao đổi với PV Tiền Phong, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp cho rằng, hiện cấp trên phải “ôm” và làm thay việc cho cấp dưới quá nhiều, dẫn đến thừa cấp dưới mà thiếu cấp trên. Do đó, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền là cách tốt nhất để giảm sự vụ cho cấp trên, để cấp trên lo việc lớn, còn cấp dưới chủ động giải quyết công việc theo thẩm quyền, tránh phải ngồi chờ xin ý kiến, khiến cơ hội trôi đi.