Đột nhập 'nhà máy sản xuất trẻ em'

Đột nhập 'nhà máy sản xuất trẻ em'
Cảnh sát Nigeria đã tấn công một “nhà máy sản xuất trẻ em” núp danh một cơ sở từ thiện ở Ihiala (bang Anambra), giải thoát 17 cô gái vị thành niên đang mang thai.

Đột nhập 'nhà máy sản xuất trẻ em'

Cảnh sát Nigeria đã tấn công một “nhà máy sản xuất trẻ em” núp danh một cơ sở từ thiện ở Ihiala (bang Anambra), giải thoát 17 cô gái vị thành niên đang mang thai.

Buôn bán trẻ em đang hoành hành ở Nigeria
Buôn bán trẻ em đang hoành hành ở Nigeria. Ảnh: nydailynews.com
 

Người phát ngôn cảnh sát Nigeria Emeka Chukwuemeka cho biết, “nhà máy chuyên sản xuất trẻ em” này được đăng ký dưới tên Bệnh viện Spormil và trung tâm sản khoa hay còn gọi là quỹ Iheanyi Ezuma - một tổ chức phi chính phủ - do bà Ngozi Ezuma đứng đầu. Bà Ngozi Ezuma và hai người đàn ông bị tình nghi đã bị bắt giữ.

“Chúng tôi nghi ngờ những cô gái trẻ này được khuyến khích mang thai có chủ ý để họ sinh con, khi đó đứa trẻ sẽ được bán cho những gia đình hiếm muộn” - ông Chukwuemeka nhấn mạnh.

Cảnh sát trưởng Okoi Apama cho biết, cảnh sát đã khẩn cấp vào cuộc sau khi nhận được đơn tố cáo và tin báo của một người dân Nigeria về những hoạt động đáng ngờ kéo dài của quỹ Iheanyi Ezuma.

Phó cảnh sát trưởng Okere Okey và thanh tra Francis Ogbuonye thuộc Cơ quan điều tra hình sự Awka đã dẫn đầu đội đặc nhiệm đột kích “nhà máy” này và giải thoát tổng cộng 25 cô gái, trong đó 17 cô đang mang thai, 8 cô đang chờ được mang thai, tất cả đều ở độ tuổi vị thành niên.

Trung tâm Ngăn chặn nạn buôn lậu người quốc gia Nigeria cho biết các cô gái được trả công đẻ từ 150-180 USD, còn mỗi đứa trẻ sẽ được bán với giá 2.000-6.200 USD.

Đây là lần thứ hai “mẹ mìn” Ngozi Ezuma bị bắt về tội buôn bán trẻ em, song không rõ vì lý do gì các cơ quan chức năng như bị bịt mắt bịt tai.

Báo The Nation dẫn lời giám đốc Trung tâm Phát triển trẻ em Nigeria Emeka Ejide cho biết, cơ quan này đã biết có cơ sở từ thiện của bà Ezuma hoạt động ở Ihiala, nhưng không hề biết họ có những hoạt động vi phạm quyền con người như vậy và chỉ nhận được thông tin sau khi có cuộc bố ráp.

“Quỹ này đăng ký dưới dạng một tổ chức phi chính phủ, song phát hiện gần đây nhất của chúng tôi là cơ sở này hoạt động không phép” - bà Emeka Ejide nói.

“Mẹ mìn” Ezuma đã điều hành “nhà máy” này hoạt động từ bốn năm qua. Hiện cơ quan an ninh Nigeria đang tiếp tục điều tra vụ việc. Báo The Nation cho biết nhiều khả năng bà Ezuma sẽ phải đối mặt với các tội danh buôn người cùng mức án 14 năm tù.

Ở Nigeria, đây không phải là trường hợp đầu tiên. Tháng 5-2011, cảnh sát bang Abia ở miền nam Nigeria đã đột kích một “nhà máy sản xuất trẻ em” núp danh tổ chức từ thiện và giải thoát 32 cô gái đang mang thai hộ để bán con, tất cả đều ở tuổi 15-17.

Theo UNICEF, mỗi ngày có ít nhất 10 trẻ em ở Nigeria bị bán. Dù chính phủ nước này đã tăng cường chống nạn buôn bán trẻ em nhiều năm qua, song nạn buôn người càng gia tăng ở Nigeria. Tội phạm buôn người hiện phổ biến ở Nigeria, chỉ đứng sau tội phạm lừa đảo kinh tế và buôn lậu ma túy.

Buôn người cũng đang lan rộng ở châu Phi, nơi những đứa trẻ được mua để làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy hoặc giúp việc nhà hay bị bán vào nhà thổ.

Theo Mỹ Loan
Tuổi Trẻ

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
TPO - Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet chia sẻ về những dấu ấn ngoại giao giữa hai nước trong năm 2024, những lĩnh vực hợp tác tiềm năng, những cảm nhận của cá nhân ông về văn hóa Việt Nam. Ông bày tỏ sự ấn tượng khi thấy nhiều người Việt Nam có thể vận chuyển những cây đào, cây quất rất to bằng xe máy mỗi dịp Tết cổ truyền về.