> Niềm tin vào một qui trình chuẩn quốc tế
> Khi người chăn nuôi là trung tâm kích hoạt sự phát triển
Cán bộ kỹ thuật FCV hướng dẫn nông dân. |
Đây là hướng đi phù hợp tại nhiều vùng nông thôn, bởi nó không những giải quyết được việc làm cho nhiều lao động, mà còn chuyển những vùng đất kém hiệu quả thành nơi đem lại thu nhập cao cho người dân.
Đạt hiệu quả cao nhờ mô hình “Vùng chăn nuôi bò sữa bền vững”
“Vùng chăn nuôi bò sữa bền vững” đề xuất phát triển chăn nuôi bò sữa theo mô hình trang trại hộ gia đình tại những vùng đất có điều kiện phù hợp cho phát triển chăn nuôi bò sữa và các ngành phụ trợ, được Nhà nước quy hoạch ổn định lâu dài, với những chính sách, hành lang pháp lý phù hợp.
Đây có thể xem là bước phát triển cao hơn của chương trình phát triển ngành sữa mà Cty FrieslandCampina triển khai tại Việt Nam từ 16 năm qua.
Từ mô hình “giúp nông dân phát triển chăn nuôi bò sữa” đến “xây dựng vùng chăn nuôi bò sữa bền vững”, FCV mang lại giải pháp góp phần phát triển ngành chăn nuôi bò sữa tại Việt Nam bền vững, phù hợp với điều kiện thực tế của nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam.
Theo mô hình này, người chăn nuôi là trung tâm để hình thành cả chuỗi giá trị, kích hoạt và thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế địa phương.
Trại chăn nuôi bò sữa tiêu thụ sản phẩm của người cung cấp thức ăn gia súc tại địa phương và tiêu thụ sản phẩm (cỏ, ngô) của hộ trồng trọt, kích thích các hộ trồng trọt đầu tư nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng.
Người chăn nuôi bò sữa, hộ trồng trọt sẽ sử dụng các dịch vụ như giống, dịch vụ kỹ thuật, thú y, bảo vệ thực vật, thu hoạch, chế biến, máy móc thiết bị nông nghiệp, vốn, huấn luyện đào tạo…, tạo điều kiện cho các nhà cung cấp dịch vụ này cũng như nguồn nhân lực tại địa phương cùng phát triển.
Lợi ích cuối cùng cho người tiêu dùng
Với công cụ kiểm soát chặt chẽ, xuyên suốt trong chuỗi thu mua sữa (từ trang trại đến nhà máy), mô hình “Vùng chăn nuôi bò sữa bền vững” không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho người nông dân, cho cộng đồng tại địa phương còn mang lại nguồn sữa tươi nguyên liệu đạt chuẩn cho công ty.
Cụ thể, các hộ nông dân trong vùng tham gia đầu tư nhân lực, vốn, đất đai lập trang trại chăn nuôi. Họ sẽ được FrieslandCampina hỗ trợ huấn luyện đào tạo nghề nuôi bò sữa bài bản, được tư vấn, hỗ trợ giám sát xây dựng được hệ thống trang trại đạt chuẩn, từng bước tăng năng suất, chất lượng sữa tươi và tiết kiệm chi phí.
Sản phẩm sữa được bán trực tiếp cho hệ thống thu mua tại chỗ của FrieslandCampina. Như vậy, với mô hình “Vùng chăn nuôi bò sữa bền vững”, đầu ra của người chăn nuôi được đảm bảo trong khi nhà máy sữa cũng duy trì được nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định với chất lượng qua kiểm soát gắt gao.
Trong đó, các tiêu chí đánh giá quá trình chăn nuôi đã được FCV áp dụng từ đầu năm 2011 trong chương trình “Thực hành chăn nuôi bò sữa tốt” sẽ tiếp tục được duy trì; đồng thời áp dụng chính sách trả tiền theo chất lượng sữa. Đây là một phần quan trọng trong khâu hỗ trợ người chăn nuôi bò.
Thông qua các tiêu chí chung về đảm bảo sức khỏe vật nuôi, vệ sinh vắt sữa, thức ăn, nước uống cho bò, chăm sóc đàn bò, vệ sinh chuồng trại…, FCV hướng tới việc đảm bảo sữa tươi của họ đạt chất lượng và an toàn cho người sử dụng.
Ngoài ra, sự hoạt động tích cực của đội khuyến nông gồm 70 người được đào tạo bài bản sẽ giúp người nông dân tự tin nâng cao kỹ thuật chăn nuôi ngày càng ổn định hơn.
Sự phối hợp giữa quy trình chăn nuôi với các chuẩn đánh giá cho thấy cái nhìn toàn diện của nhà sản xuất khi mỗi chi tiết nhỏ trong khâu vận chuyển, chế biến, lưu kho… đều được chú ý và qui định thành chuẩn để chống các trường hợp nhiễm khuẩn hoặc các tác nhân có khả năng gây hại cho chất lượng sữa.
Hiện nay, chương trình đang triển khai các mô hình hợp tác với chính quyền, người dân để triển khai thêm dự án vùng chăn nuôi bò sữa bền vững ở khu vực phía bắc.