Cần thiết sửa đổi Luật Sĩ quan QĐND Việt Nam

Cần thiết sửa đổi Luật Sĩ quan QĐND Việt Nam
Ngày 26/8, tại Hà Nội, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội đã tổ chức phiên họp mở rộng cho ý kiến về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn điều hành phiên họp.
Cần thiết sửa đổi Luật Sĩ quan QĐND Việt Nam ảnh 1

Theo các đại biểu, Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999 được sửa đổi bổ sung một số điều năm 2008 đã tạo cơ sở pháp lý để nâng cao chất lượng xây dựng đội ngũ sĩ quan, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện luật đã bộc lộ một số bất cập như: Một số quy định còn mang tính nguyên tắc, thiếu cụ thể; việc xác định chức vụ tương đương và quy định bậc quân hàm cao nhất của các chức vụ sĩ quan chưa phù hợp; tiêu chí, điều kiện phong, thăng quân hàm chưa rõ…

Do đó, việc sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan hiện hành là cần thiết. Tiểu ban Quốc phòng của Quốc hội đề nghị mở rộng phạm vi sửa đổi một số nội dung khác còn vướng mắc trong thực hiện như: Sửa đổi khoản 2 Điều 16 quy định quân nhân chuyên nghiệp và công chức quốc phòng tại ngũ được bổ nhiệm giữ chức vụ của sĩ quan thì được phong cấp bậc quân hàm sĩ quan tương xứng, bảo đảm chặt chẽ hơn về điều kiện, tiêu chuẩn, tránh lạm dụng; sửa đổi thời hạn xét thăng quân hàm cấp thiếu úy lên trung úy là 3 năm cho thống nhất với cấp úy; bổ sung quy định rõ việc biệt phái sĩ quan sang công tác tại các cơ quan Đảng, Nhà nước ngay trong Luật.

Đồng thời bổ sung quy định trần quân hàm cấp tướng cho một số chức vụ sĩ quan biệt phái; nghiên cứu bổ sung quy định về tiền lương, phụ cấp, nhà ở và điều kiện làm việc đối với sĩ quan tại ngũ…

Một số đại biểu cho rằng, không nên đưa chức vụ chỉ huy trưởng, chính ủy vùng Cảnh sát biển vào nhóm các chức vụ cơ bản vì theo Pháp lệnh Cảnh sát biển Việt Nam thì đây là lực lượng chuyên trách của Nhà nước…

Bên cạnh đó, để bảo đảm tính hợp hiến và tương ứng với quy định tại Điều 84 của Hiến pháp thì nên giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định các chức vụ tương đương đối với các chức vụ cơ bản có cấp bậc quân hàm cao nhất là cấp tướng.

Ngoài ra, các ý kiến cơ bản tán thành việc sửa đổi quy định bậc quân hàm cao nhất của chức vụ trung đội trưởng là đại úy, đại đội trưởng là thiếu tá; bổ sung nội dung giao Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định cấp bậc quân hàm của sĩ quan không giữ chức vụ chỉ huy quản lý…

Các đại biểu cũng đề nghị Dự án Luật cần làm rõ tiêu chí, nhu cầu, điều kiện của các nhóm chức vụ có quân hàm cấp tướng. Việc quy định trần quân hàm cao nhất của một số chức vụ lãnh đạo, chỉ huy so với việc quy định chức vụ cơ bản của sĩ quan và các chức vụ tương đương chưa phù hợp về cả phương diện chính trị, pháp lý và thực tiễn.

Tiểu ban Quốc phòng đề nghị làm rõ khái niệm cục loại 1, loại 2 về vị trí, chức năng, nhiệm vụ để xếp trần quân hàm cho phù hợp. Việc giữ bí mật đối với các cục này thuộc cơ quan Bộ Quốc phòng là không cần thiết.

Dự án Luật cũng cần bổ sung quy định cấp bậc quân hàm của cấp phó thấp hơn cấp trưởng; quy định chính sách quân hàm, cấp bậc quân hàm cao nhất đối với các chức danh là sĩ quan hoạt động trong các đơn vị là doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng; quy định bậc quân hàm cao nhất là cấp trung tướng, thiếu tướng đối với các chức vụ tương đương của đơn vị mới thành lập…

Theo Quân đội Nhân dân

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Về Quảng Ninh xem các 'bóng hồng' diện váy đá bóng
Về Quảng Ninh xem các 'bóng hồng' diện váy đá bóng
TPO - Hơn 500 đoàn viên, thanh niên của Quảng Ninh tham gia giao lưu các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao tại xã Đại Dực, huyện Tiên Yên. Đây là hoạt động nằm trong Ngày hội văn hóa, thể thao thanh niên năm 2024, chào mừng thành công Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029.