Súng 'Ít xà' của hải quân đánh bộ Việt Nam

Súng 'Ít xà' của hải quân đánh bộ Việt Nam
TPO - Gần đây, lực lượng hải quân đánh bộ Việt Nam đã được trang bị các trang thiết bị, vũ khí tiên tiến của Israel, trong đó có các loại súng bắn tỉa và súng trường đầy uy lực...

Súng 'Ít xà' của hải quân đánh bộ Việt Nam

TPO - Gần đây, lực lượng hải quân đánh bộ Việt Nam đã được trang bị các trang thiết bị, vũ khí tiên tiến của Israel, trong đó có các loại súng bắn tỉa và súng trường đầy uy lực...

Không chỉ thế, năm 2012 nhiều hãng truyền thông đã đồng loạt đưa tin về khả năng Israel đẩy mạnh hợp tác công nghệ quốc phòng với Việt Nam. Một trong các dự án là xây dựng một nhà máy sản xuất súng tiểu liên tại Việt Nam. Israel là quốc gia có nền công nghiệp quốc phòng hết sức phát triển với nhiều loại vũ khí đã nổi tiếng khắp thế giới như súng tiểu liên Uzi, xe tăng Merkava, các hệ thống đánh chặn tên lửa cực kỳ tinh vi, thậm chí công nghệ phát triển radar của Israel còn vượt cả Mỹ...

Năm 1991, Israel đã bắt đầu phát triển của một nguyên mẫu rất tiềm năng mới của vũ khí cá nhân để thay thế các súng trường tự động đã lỗi thời M16, CAR-15 và Gali trong Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF hoặc Tsahal).

Tavor TAR-21 : súng trường tấn công thế hệ mới
Tavor TAR-2, súng trường tấn công thế hệ mới.
 

Phát triển vũ khí mới được giao cho công ty nhà nước Israel Military Industries (IMI, hiện là công ty tư nhân IWI – Israel Weapons Industries Ltd), công ty có mối quan hệ chặt chẽ với quân đội Israel. Súng trường tấn công thế hệ mới lần đầu tiên được công bố vào năm 1998, được định danh là Tavor TAR-21 (Tavor Assault Rifle - 21).

Tên Tavor lấy theo tên núi Tabor ở Galilê, và số 21 được chỉ định như vũ khí trong thế kỷ 21. Súng trường tấn công Tavor được thử nghiệm rộng rãi trong các đơn vị IDF vào cuối năm 1990 - đầu năm 2000, cho đến giữa năm 2007 trong các đơn vị IDF đã biên chế một số lượng đáng kể súng Tavor, nhưng có một điều nhấn mạnh, quá trình biên chế loại vũ khí này diễn ra khá chậm trễ. Ngoài Israel, súng trường tự động Tavor TAR-21 được trang bị các lực lượng nhiệm của Ấn Độ và Gruzia.

Các chủng loại Tavor TAR-21 bao gồm một số biến thể được dựa trên một thiết kế cơ bản chung, và bao gồm: súng trường tấn công tiêu chuẩn (tự động) TAR-21 với nòng súng dài 460 mm, súng tự động ngắn TAR C21 "Commando" với chiều dài nòng súng 360 máy mm (súng tiểu liên - SMG hoặc PDW cỡ nòng 5.56mm) TAR M21 "Micro-Tavor" với nòng súng chỉ dài 330 mm, và súng trường bắn tỉa với kính ngắm và có chân đế giá súng STAR-21 "Sniper Tavor". Thiết kế biến thể súng ngắn tự động Micro-Tavor sử dụng đạn 9x19mm với băng đạn 9mm với giải pháp thay thế đặc biệt nòng súng, khóa nòng và lắp đặt một giá bộ chuyển đổi đặc biệt cho băng đạn.

 Đối với thị trường vũ khí dân sự IWI cũng sản xuất phiên bản súng bán tự động, được xuất khẩu sang châu Âu và Canada
Đối với thị trường vũ khí dân sự IWI cũng sản xuất phiên bản súng bán tự động, được xuất khẩu sang châu Âu và Canada.
 

Súng Tavor TAR-21 là súng trường tự động có cơ chế nạp đạn bằng băng đạn, lành lạnh nòng súng bằng không khí, chế độ hoạt động tự động bằng bộ phận trích khí thuốc, thiết kế theo nguyên tắc "Bullpup", băng đạn được lắp ở phía sau của tay cầm súng và bộ phận cò, trên vị trí của báng súng.

Súng 'Ít xà' của hải quân đánh bộ Việt Nam ảnh 3
 

TAR-21 sử dụng cơ chế nạp đạn bằng trích khí thuốc nén pittong với hệ thống trích khí dài và khóa nòng nạp đạn xoay, súng có khả năng chọn chế độ bắn, sử dụng loại đạn 5.56×45mm NATO và các loại hộp đạn dạng STANAG(M16A1). Ống trích khí nằm phía trên nòng súng và hoàn toàn nằm trong thân súng. Khóa nòng xoay với 7 móc khóa viên đạn cố định vào buồng nòng. Bệ khóa nòng và pittong di chuyển bên trong dọc theo thanh dẫn hướng và trên thanh dẫn là lò xo đẩy về, một phần của thanh dẫn hướng nằm bên trong piston.

Khi bắn vỏ đạn có thể hất ra ở hai bên thân súng, việc hất vỏ đạn ra ở phía bên trái hay phải được lựa chọn được bằng cách điều chỉnh khóa nòng. Rãnh và tay kéo lên đạn được làm ở cả hai bên để xạ thủ có thể đặt tay kéo nằm ở bên nào thuận tiện nhất. Cần điều chỉnh chế độ bắn nằm ở bên trái tay cầm cò súng.

Súng 'Ít xà' của hải quân đánh bộ Việt Nam ảnh 4
 

Tavor TAR-21 không có tay cầm súng hoặc các bộ phận riêng biệt, tất cả các bộ phân, chi tiết được đặt trong thân súng là một khối nhựa cứng tổng hợp có thể chịu áp lực cao và được gia cố bằng thép ở nhưng chỗ cần thiết. Súng có thể tháo ra để bảo dưỡng, làm sách bằng cách mở phần đuôi báng súng ra và kéo các linh kiện bên trong ra. Các phụ kiện có thể được gắn vào và tháo ra một cách dễ dàng với các bản lề có sẵn trên thân súng.

Mẫu đầu tiên của dòng súng này không có đầu ngắm và thước ngắm, hệ thống nhắm cơ bản của nó là các hệ thống nhắm tiên tiến như kính ngắm và chỉ thị mục tiêu laser ngắm vào điểm đỏ. Kính ngắm được lắp trên súng là kính ngắm chuẩn trực ITL MARS được sản xuất của Ixraen, đi kèm với một thiết bị chỉ thị mục tiêu laser, khi hoạt động tác chiến ban đêm, phía sau kính MARS có lắp thêm kính nhìn đêm Mini N/SEAS (hệ thống này tương đối cao cấp và có giá thành cao.

Sau này các mẫu súng được lắp kính ngắm giá rẻ và đơn giản hơn là Meprolight, không có chỉ thị mục tiêu laser. Nhưng các biến thể sau đó đã tích hợp thêm đầu ngắm và thước ngắm. Thanh ray răng dùng để gắn các kính ngắm nhắm và và kính ngắm đêm các loại khác nhau nằm ở phía trên thân súng. Súng này có thể lắp thêm phóng lựu M203 40 mm dưới nòng súng. Đồng thời, súng cũng có thể lắp ống giảm thanh sản xuất của công ty IWI.

Từ những thông số nói trên, có thể thấy: Tavor TAR-21 trên thực tế là vũ khí tấn công, tương đối chuyên dụng cho các lực lượng bộ đội đặc nhiệm, tác chiến tiến công mục tiêu là chủ yếu. súng tương đối gọn nhẹ, thuận tiện cho cơ động nhanh, bí mật và có tốc độ xạ kích khá cao. So với súng AK – 47 truyền thống hoặc AK-74 thì rõ ràng súng nhẹ hơn, gọn hơn khi tác chiến tiến công của lực lượng đổ bộ đường không, đường biển đặc nhiệm. Nhưng sẽ gặp khó khăn hơn khi tác chiến phòng thủ, cần vũ khí có uy lực mạnh, khả năng thay băng đạn nhanh và chủ động, khả năng xạ kích ổn định và hỏa lực liên tục (điểm này Bullpup không có khả năng do băng đạn nằm phía sau tay cầm.

Một ưu điểm nữa có thể dễ dàng nhận ra, đó là súng sử dụng đạn 5,56mm, cùng chung loại đạn với súng các bin M4 của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, các nước trong khối ASEAN và Nhật Bản. Đây cũng là một vấn đề thực sự quan trọng, không đơn thuần là tính năng kỹ chiến thuật của Tavor – 21.


TAR 21/STAR21

TAR C21

TAR M21

Cỡ nòng

5,56x45 NATO

Chiều dài

720 мм

640 мм

590 мм

Chiều dài nòng súng

460мм

380 мм

330 мм

Khối lượng

3,27 kg không băng

3,18kg không băng

2,95 kg không băng

Băng đạn thẳng:

30 viên

Tốc độ bắn lý thuyết, phát/phút

750- 900

750- 900

750- 900

Sơ tốc đầu đạn

910 m/s (2.986 ft/s)

890 m/s (2.919,9 ft/s)

870 m/s (2.854,3 ft/s)

Tầm bắn hiệu quả

550 m (1.804,5 ft)



Trịnh Thái Bằng

Theo Viết
MỚI - NÓNG