> Ra quân trấn áp tội phạm tại trung tâm Sài gòn
> 'Đặc nhiệm' ở Trường Sa
Khắc tinh của tội phạm
Trận đánh của cán bộ, huấn luyện viên và 15 chó nghiệp vụ của nhà trường cùng các lực lượng đánh bắt tội phạm ma túy tại xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La vào cuối năm 2009 là một trong nhiều chiến công xuất sắc.
Cơ động hành quân từ mờ sáng, vượt quãng đường gồ ghề hơn 300km trong xe thùng bịt kín, cả người và chó đều… say xe. Nhưng ngay khi đến địa điểm đánh án, tất cả nhanh chóng triển khai đội hình mật phục.
Với sự hỗ trợ đắc lực của chó nghiệp vụ, chỉ sau hai phút, hai đối tượng ma túy nguy hiểm có vũ khí nóng đã bị bắt tại trận với tang vật là 24 bánh heroin và gần 400 viên ma túy tổng hợp.
Với nhiều vụ sạt lở đất đá, những chú chó nghiệp vụ của nhà trường trở thành công cụ sắc bén, hiệu quả trong việc tìm kiếm nạn nhân. Điển hình là vụ lở đá ở mỏ khai thác đá Bản Vẽ (Nghệ An), những chú chó đã đánh hơi chính xác vị trí nạn nhân ở độ sâu khoảng 14m.
Hay vụ sạt lở núi trên Quốc lộ 6, sau 5 ngày tìm kiếm vô vọng, khi các phương tiện hiện đại vẫn không thể xác định được vị trí nạn nhân thì hai “chiến binh” Pôma và Antốp đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Gần đây nhất, trong vụ sạt lở mỏ than Phấn Mễ ở Đại Từ, Thái Nguyên, những chú chó nghiệp vụ lần nữa khiến mọi người kinh ngạc khi tìm thấy 4 thi thể nạn nhân bị vùi lấp rất sâu.
Vừa là thầy, vừa là bạn
Trinh sát biên phòng Lạng Sơn và chó chiến đấu mật phục trên đường tuần tra. ẢNH: NGUYỄN MINH. |
Chó nghiệp vụ của lực lượng biên phòng có khá nhiều loại, phổ biến là chó chiến đấu, chó phát hiện ma túy, chó tìm kiếm chất nổ, chó cứu hộ cứu nạn... Riêng với chó chiến đấu, mỗi con trưởng thành có thể nặng hơn 35 kg và cao hơn 70 cm, có thể đánh gục đối tượng ngay cú bổ nhào đầu tiên.
Trên thao trường huấn luyện chó tấn công, truy lùng đối tượng, theo hiệu lệnh của huấn luyện viên (HLV), những chú chó nghiệp vụ dũng mãnh, can đảm lao qua vòng lửa, chui rào, băng qua giao thông hào... nhanh như cắt.
Dù trong bóng tối hay màn khói dày đặc, chỉ bằng một vài động tác cực kỳ nhanh gọn hay một miếng cắn hiểm, những chú chó nghiệp vụ đã khống chế “quân xanh” đang xâm nhập vùng bảo vệ chỉ trong chớp mắt.
“HLV vừa là thầy, vừa là bạn của chó nghiệp vụ. Ngày ngày, sau giờ tập luyện, HLV thể hiện tình yêu thương qua những hành động như chải lông, bắt ve, vệ sinh và chăm sóc chúng. Những khi chó ốm hay không hoàn thành nhiệm vụ thì HLV cũng ăn không ngon, ngủ không yên” Anh Nguyễn Văn Tiến chia sẻ |
Theo thượng úy Đào Duy Hà, giáo viên giám biệt nguồn hơi, để trở thành một HLV, mỗi học viên phải có sức khỏe tốt, lòng dũng cảm và tình yêu thương đối với chó nghiệp vụ. Nếu không có những yếu tố đó sẽ khó trụ với nghề bởi nghề huấn luyện chó luôn gắn với thực hành, thường xuyên phải đóng vai “quân xanh” cho chó của đồng đội luyện tập tấn công.
Cho nên chuyện tai nạn nghề nghiệp khi huấn luyện chó là chuyện cơm bữa. Nguyễn Văn Tiến - Cụm trưởng Cụm 1 cũng từng nếm đủ vài miếng vồ, táp của chó nghiệp vụ trong lúc luyện tập. Nhẹ thì trầy da chảy máu, nặng thì rách một miếng thịt.
“HLV vừa là thầy, vừa là bạn của chó nghiệp vụ. Ngày ngày, sau giờ tập luyện, HLV thể hiện tình yêu thương qua những hành động như chải lông, bắt ve, vệ sinh và chăm sóc chúng. Những khi chó ốm hay không hoàn thành nhiệm vụ thì HLV cũng ăn không ngon, ngủ không yên”, anh Nguyễn Văn Tiến chia sẻ.
Trao đổi với Tiền Phong, Đại tá Phạm Văn Thùy - Hiệu trưởng Trường Trung cấp huấn luyện chó nghiệp vụ Bộ đội Biên Phòng cho biết, khi tìm chọn chó để huấn luyện phải căn cứ vào nguồn gốc bố mẹ, ngoại hình, thần kinh và tố chất từng con để đưa vào từng loại hình đào tạo cho phù hợp.
Để những chú chó nghiệp vụ có thể đảm nhận được nhiều nhiệm vụ khác nhau, từ chiến đấu, truy lùng, bảo vệ mục tiêu, cắn bắt, dẫn giải đối tượng, tuần tra bảo vệ biên giới, giám biệt nguồn hơi hỗ trợ điều tra hình sự, phát hiện các chất ma túy, thuốc nổ và tìm kiếm cứu nạn, là cả một quá trình khổ luyện, đòi hỏi nhiều công sức.