Tên lửa vác vai Igla - 'sát thủ' do VN sản xuất

Tên lửa vác vai Igla - 'sát thủ' do VN sản xuất
TPO - Tổ hợp tên lửa vác vai Igla từ lâu đã nằm trong trang bị của quân đội Việt Nam. Ở nước ta, loại tên lửa này được mang định danh A-87.

Tên lửa vác vai Igla - 'sát thủ' do VN sản xuất

> 'Sát thủ' phòng không tầm thấp của Việt Nam

> Các nước ĐNÁ đều sở hữu 'sát thủ tàu sân bay' 

TPO - Tổ hợp tên lửa vác vai Igla từ lâu đã nằm trong trang bị của quân đội Việt Nam. Ở nước ta, loại tên lửa này được mang định danh A-87.

Đã có thông tin về việc Việt Nam mua giấy phép của Nga và từng bước làm chủ công nghệ sản xuất loại tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp này.

Tổ hợp tên lửa "Igla"-S được phát triển để phá hủy các mục tiêu hàng không bay thấp , bay ngược lại hoặc bay xuôi chiều bắn . Tổ hợp có khả năng hoạt động trên nền tự nhiên hoặc có nhiễu động nhiệt nhân tạo ( bẫy nhiệt) do mục tiêu tạo ra.

Phân đội tên lửa Igla thực hành bắn đạn thật
Phân đội tên lửa Igla bộ đội phòng không Việt Nam diễn tập bắn đạn thật
Tên lửa rời ống phóng hướng đến mục tiêu
Tên lửa rời ống phóng hướng đến mục tiêu.

Lịch sử ra đời:
Ngày 12/2/1971 theo quyết định của T.Ư Đảng Cộng sản Liên Xô và Hội Đồng Bộ Trưởng, phòng thiết kế nhà máy chế tạo máy-Mosсow thuộc Bộ công nghiệp Quốc phòng quyết địng nghiêm cứu phát triển 1 tên lửa phòng không vác vai thế hệ mới lấy tên là " IGLA".

Tổ hợp tên lửa phòng không vác vai " Igla" được tạo ra làm tăng khả năng, hiệu quả theo hướng cung cấp:
- Bảo vệ đầu dẫn đường khỏi các bẫy nhiễu động quang học.
- Nâng cao hiệu quả phá hủy mục tiêu của tên lửa.
- Tăng tầm bắn hiệu quả cho tên lửa khi bắn mục tiêu bay ngược chiều.
- Tăng khả năng nhận biết "Địch-Ta" tránh trường hợp bắn nhầm.

Tổ hợp tên lửa phòng không vác vai "Igla" bao gồm:

- Tên lửa : 9M39.
- Ống phóng :9P39.
- Bộ phận phóng cơ khí : 9P516.
- Trạm ra da hỏi mặt đất : 1L14.

Tổ hợp tên lửa phòng không vác vai " Igla-1" là phiên bản nâng cấp theo hướng đơn giản hóa và được phát triển gần như song song so với nguyên mẫu " Igla" .

Tổ hợp tên lửa phòng không vác vai "Igla-1" bao gồm:
- Tên lửa : 9M313.
- Ống phóng 9P322.
- Bộ phận phóng cơ khí : 9P519.
- Đài radar hỏi mặt đất : 1L14.
- Dụng cụ chắc địa sách tay : 1L15-1.
Kiểm tra, kiểm soát tính năng kỹ thuật cho tổ hợp " Igla" và "Igla-1" là trạm kiểm soát kỹ thuật lưu động.

Đi đầu trong việc phát triển tổ hợp tên lửa phòng không vác vai "Igla" là nhà máy chế tạo máy Moscow thuộc Bộ công nghiệp Quốc phòng.
Đầu dẫn đường tầm nhiệt được Tổ hợp cơ khí-Quang học Leningrag.Thuộc Bộ công nghiệp Quốc phòng phát triển.

Dự án phát triển tổ hợp tên lửa phòng không vác vai " Igla" và bản nâng cấp "Igla-1" có sự hợp tác tích cực của các nhà thiết kế "Strela-2M", "Strela-3". Ngoài ra còn có sự hợp tác của Viện nghiêm cứu dụng cụ đo đạc. Đây là 1 bộ phận quan trọng trong đài ra đa hỏi mặt đất. Trung tâm thiết kế chế tạo máy thuộc Bộ công nghiệp Quốc phòng phát triển dụng cụ trắc địa điện tử sách tay.

Tổ hợp tên lửa phòng không vác vai " Igla" trái ngược với việc nâng cấp tính năng kỹ thuật tổ hợp tên lửa "Strela-2M" và "Strela-3". Có nghĩa là phát triển tổ hợp " Igla" theo 1 hướng mới về giải pháp công nghệ ( mặc dù có rất nhiều ứng dụng từ đầu dẫn đường strela-3". Điều đó cũng đồng nghĩa với việc không tránh khỏi những rủi do kỹ thuật.

Theo kế hoặch đặt ra trong năm 1971, tổ hợp tên lửa "Igla" vào quí 4/1973 sẽ thử nghiệm hỗn hợp. Nhưng kế hoặch này không hiện thực, công việc nghiêm cứu chế tạo "Igla" kéo dài thêm hơn 10 năm so với kế hoặch. Việc tạo ra 1 đầu dẫn đường tầm nhiệt có độ nhậy cao, ổn định trước nhiễu động là 1 thách thức kỹ thuật cần giải quyết mà thời gian không phải là một sớm 1 chiều.

Mãi tới tháng 3/1981 tức là sau gần 10 năm nghiên cứu phát triển, tổ hợp tên lửa "Igla-1" được tiếp nhận trang bị và nhận mã hiệu : 9K310" Igla-1".. Tổ hợp tên lửa vác vai "Igla" mãi sau này là 1983 mới được tiếp nhận trang bị nhận mã hiệu: 9K38" Igla".

Tổ hợp tên lửa phòng không vác vai "Igla-1" là phiên bản nâng cấp của Tổ hợp "Igla" ngoài ra còn có các phiên bản nâng cấp sau:
-"Igal"-D — Phiên bản với ống phóng tháo rời trang bị cho Không quân .
-"Igla"-V(В) (Mã hiệu — 9М39) — Phiên bản có thể trang bị trên trục thăng hoặc bố trí trên mặt đất. Phiên bản được bổ sung thêm giá đỡ và ghế ngồi cho xạ thủ có thể phóng 2 tên lửa 1 lúc.
-"Igla"-N(Н) — Phiên bản sử dụng tên lửa có điều khiển thế hệ mới làm tăng khả năng phá hủy mục tiêu từ 25-50 %.
-"Igla"-S(С) (Mã hiệu— 9К338, «Igla-Super» Phiên bản được chuẩn hóa về kỹ thuật với "Igla"-D và "Igla"-N nhưng có nhiều giải pháp kỹ thuật tối tân hơn. Riêng " Igla-1" phiên bản nâng cấp của nó là : " Igla-1E" và "Igla-1M".

Một phiên bản nâng cấp mới nhất của tổ hợp phòng không vác va " Igla" là : "Igla" -M, hiện thông tin về tổ hợp này chưa có. Phương Tây định danh cho tổ hợp tên lửa phòng không vác vai "Igla-1" là : SA-16 Gimlet . Còn tổ hợp tên lửa phòng không vác vai "Igla" là : SA-18, Grouse.

Thông số kỹ thuật tổ hợp tên lửa Igla:

- Tên lửa : 9M39.
- Trọng lượng : 10,8kg.
- Dài : 1,55m.
- Đường kính : 70mm.
- Trọng lượng đầu đạn : 1,17kg.
- Tốc độ : 570m.
- Trần phá hủy mục tiêu : 10m-3,5km hoặc 0,5-5,2km( tùy thuộc chế độ phóng).
- Tốc độ mục tiêu có khả năng phá hủy xuôi/ngược, m/s : 320/360.
- Chủng đầu dẫn đường : Hồng ngoại.
- Trọng lượng tổ hợp : 16,5kg.

Thông số kỹ thuật: " Igla-1"

- Chủng loại mục tiêu : Máy bay, trực thăng.
- Khu vực phá hủy: 1000-5200.
- Trần cao phá hủy mục tiêu, м: 10-2500.
- Tốc độ mục tiêu ngược/xuôi, м/s: 400/320.
- Thời gian triển khai , s: 13.
- Thời gian phản ứng, s: 5.
- Dải nhiệt độ làm việc, °С: từ -40 đến +50.
- Tốc độ tên lửa, м/s: 600.
- Trọng lượng tên lửa , kg : 10,8.
- Trọng lượng đầu đạn , kg : 1,17.
- Chiều dài tên lửa , mm : 1574.
- Đường kính, мм: 72.
- Chủng đầu đạn : Nổ-Phân mảnh-Lũy tích
- Chủng của đầu dẫn đường : Đầu dẫn hồng ngoại.
- Thời gian tự hủy , s: 14-17.

Tên lửa vác vai Igla - 'sát thủ' do VN sản xuất ảnh 3
Tổ hợp tên lửa phòng không vác vai
Tổ hợp tên lửa phòng không vác vai "Igla"-S.
 

Tổ hợp tên lửa "Igla"-S là kết quả của việc nâng cấp, hiện đại hóa sâu của tổ hợp tên lửa "Igla". Tổ hợp tên lửa "Igla"-S sở hữu khả năng mở rộng tác chiến với các mục tiêu truyền thống là máy bay hoặc trục thăng.

Phát triển tổ hợp tên lửa "Igla"-S là phòng thiết kế nhà máy chế tạo máy thành phố "Kolomna" (Cách moscow 100km về hướng đông nam). Phát triển đầu dẫn đường là tổ hợp cơ khí- quang học Leningra. Nhà sản xuất, nhà máy mang tên " Gegtyarevo"(Гегтярево) thành phố Kovrov.

Thử nghiệm quốc gia với tổ hợp tên lửa "Igla"-S được tiến hành năm 2001. Tổ hợp tên lửa "Igla"-S có thể được lắp đặt trên các phương tiện mặt đất, trên tầu thuyền và trên máy bay trục thăng. Tổ hợp tên lửa "Igla"-S mở ra khả năng là tổ hợp vũ khí tên lửa tầm thấp có điều khiển đầy tính cơ động. Một mặt tổ hợp tên lửa "Igla"-S có kích cỡ và trọng lượng gọn nhẹ cho phép tăng số lượng đạn dự chữ chiến đấu trên các phương tiện. Mặt khác với tính năng kỹ thuật của tổ hợp tên lửa "Igla"-S cho phép tiếp cận và giải quyết các nhiệm vụ rộng lớn.

Tên lửa vác vai Igla - 'sát thủ' do VN sản xuất ảnh 5
 

Giai đoạn đầu người ta dự tính trang bị cho Quân đội Nga khoảng 100 tổ hợp tên lửa "Igla"-S, còn lại sẽ xuất khẩu khoảng 530 tổ hợp. Ngày nay Nga đang đàm phán với rất nhiều Quốc gia để xuất khẩu tổ hợp tên lửa phòng không vác vai "Igla"-S. Các nước đã được Nga cung cấp tổ hợp tên lửa "Igla"-S là : Singapore, Ấn Độ, UAE v.v...Năm 2002, Nga đã cung cấp cho Việt Nam 50 tổ hợp tên lửa "Igla"-S theo hợp đồng ký giữa 2 chính phủ vào mùa thu 2001 giá trị hợp đồng 64 triệu USD.

Khác biệt của tổ hợp tên lửa "Igla"-S so với nguyên mẫu (Igla) là tầm bắn đến 6000m, tăng rất nhiều vật liệu nổ ở đầu đạn nhưng trọng lượng tên lửa không đổi. Tổ hợp tên lửa "Igla"-S hoạt động hiệu quả trong việc tự bảo vệ chống lại hoạt động của các phương tiện áp chế phòng không.

Tổ hợp tên lửa "Igla"-S sử dụng 2 thiết bị dò mục tiêu, hoạt động trong các dải quang phổ khác nhau, cho phép tên lửa phân biệt nhiễu động thật giả ở mức ở mức độ chính xác cao.


Ngoài ra đầu dẫn đường còn được ứng dụng công nghệ mới gọi là "Hệ thống di chuyển" tạo thành 1 đơn vị điều khiển chỉ huy ở ngay bộ phận dẫn động lái của tên lửa , khi tên lửa tiếp cận mục tiêu phòng trường hợp tên lửa đi chệch hướng mục tiêu.

Trong tổ hợp tên lửa "Igla"-S lần đầu tiên ứng dụng 2 thiết bị cảm ứng mục tiêu( không tiếp xúc và tiếp xúc nổ). Thiết bị cảm ứng mục tiêu không tiếp xúc cung cấp 1 vụ nổ khi tên lửa bay tới gần mục tiêu trong trường hợp mục tiêu nhỏ. Đồng thời giải quyết các vấn đề không chỉ ứng dụng cảm biến mục tiêu không tiếp xúc ở đầu đạn, nhưng tối đa hóa vụ nổ với 1 cảm ứng tiếp xúc. Đó chính là quá trình làm chậm vụ nổ chính sau khi kích hoạt vụ nổ thứ nhất với cảm ứng nổ không tiếp xúc mục tiêu. Trong thời điểm kích hoạt cảm ứng nổ không tiếp xúc mục tiêu, cảm ứng nổ tiếp xúc sẽ bị khóa.


Khi bắn vào mục tiêu máy bay (Mục tiêu có kích cỡ lớn), việc cố ý làm chậm vụ nổ chính có chủ ý tính toán. Bởi vì khi tên lửa tới gần mục tiêu, cảm ứng nổ không tiếp xúc kích hoạt vụ nổ thứ nhất không mấy hiệu quả, khó lòng bắn hạ mục tiêu. Sau thời gian làm chậm vụ nổ chính, đầu đạn sẽ xuyên thủng vỏ máy bay, quả đạn lập tức được kích nổ bằng cảm ứng tiếp xúc. Trong trường hợp tên lửa bắn sượt qua mục tiêu, có nghĩa là chỉ có vụ nổ bằng cảm ứng không tiếp xúc thì sau đó tích tắc tên lửa sẽ tự hủy, các thuật toán ứng dụng trên tên lửa sẽ thực hiện việc này.Cần lưu ý rằng thời gian làm chậm vụ nổ chính được mặc định tự động tùy thuộc vào chế độ làm việc của tên lửa.

Kích cỡ tên lửa cùng với hạn chế trọng lượng tên lửa đòi hỏi đầu đạn có trọng lượng không lớn, đồng thời phải tối đa hiệu quả phá hủy mục tiêu. Các chuyên gia Nga đã giải quyết được vấn đề này bởi tạo ra " ngòi nổ thông minh". ngòi nổ nhận thông tin về việc tên lửa tấn công mục tiêu, chờ thông tin của đầu đạn đã sâm nhập mục tiêu (có như vậy). Phần tác chiến (vật liệu nổ + ngòi nổ) bọc trong vỏ đạn sẽ nhận tín hiệu phát nổ. Kết quả là không cần 1 đầu đạn lớn nhưng vẫn giải quyết được nhiệm vụ phá hủy mục tiêu. Tên lửa 9M342 sử dụng trong tổ hợp tên lửa "Igla"-S đáp ứng được những đòi hỏi trên nhờ được trang bị cảm ứng laser nổ tiếp xúc .

Để làm gia tăng hiệu quả tác động của đầu đạn, động cơ tên lửa sử dụng liều phóng rắn được làm từ những vật liệu có khả năng nổ tung khi được dẫn nổ từ đầu đạn. Cần nhớ rằng các phiên bản xuất khẩu của tổ hợp tên lửa phòng không " Igla"-S không giống với phiên bản dùng trong quân đội Nga.

Tổ hợp tên lửa " Igla"-S (9K338) hay còn gọi là "Igla-Super" hội tụ những ưu điểm của các dòng tên lửa " Igla" 9K38 , "Igla"-D và "Igla"-N với nhiều giải pháp kỹ thuật tối tân. "Igla"-S là thế hệ tên lửa phòng không mới có khả năng chống lại tên lửa hành trình và các mục tiêu hàng không. Việc tăng vật liệu nổ tạo ra số lượng mảnh nổ lớn hơn kết hợp với cảm ứng laser nổ không tiếp xúc tạo nên xác xuất cao khi đánh bại tên lửa hành trình. Cảm ứng laser nổ tiếp xúc, tối đa hóa vụ nổ khi đầu đạn đã sâm nhập mục tiêu hàng không.

Khi được phóng ra khỏi ống phóng, tên lửa 9M342 được động cơ đẩy vút lên tới điểm tên lửa nhắm đón mục tiêu mà không có sự tham gia , can thiệp của xạ thủ.

Trong tổ hợp tên lửa "Igla"-S bổ xung thêm kính ngắm nhìn ngày/ đêm (Có thể tháo rời) 1PN72M"Mowgli", cho phép tổ hợp tên lửa "Igla"-S tác chiến trong mọi thời gian. Kính ngắm nhìn ngày/ đêm 1PN72M"Mowgli" cung cấp cho xạ thủ phát hiện , xác định mục tiêu, theo dõi, nhắm mục tiêu và phóng tên lửa. Thống kê gần đây cho thấy các cuộc không kích xảy ra ban đêm trở nên rất phổ biến. Sự góp mặt của thiết bị nhìn đêm mở rộng thêm khả năng cho tổ hợp tên lửa "Igla"-S.

Cấu trúc truyền thống của tổ hợp tên lửa "Igla"-S trang bị trong lực lượng Quân đội Nga thường bao gồm:

1/ Phương tiện tác chiến:
- Tên lửa 9M342 được bảo quản trong ống phóng, ngắt nguồn điện và chất làm mát đầu dò hồng ngoại.
- Bộ phận phóng cơ khí sử dụng nhiều lần.
- Đài radar hỏi mặt đất.
- Bộ đàm , kính, mũ có tai nghe cho xạ thủ.
- Tổ hợp tên lửa "Igla"-S có thể sử dụng vác vai (phóng đơn), gắn trên giá đỡ (phóng kép) hoặc từng Modul mỗi modul 4 tên lửa.
2 /Phương tiện phục vụ kỹ thuật:
- Phương tiện bảo trì và kiểm tra các tham số kỹ thuật cho tổ hợp.
- Trạm kiểm tra lưu động.
- Trạm kiểm tra kỹ thuật cố định tại các căn cứ, kho đạn.
3/ Phương tiện huấn luyện, mô hình.
- Phương tiện huấn luyện mô phỏng trên máy tính.
- Các phương pháp tác chiến, thực địa và bắn mục tiêu mô hình. 

Tên lửa vác vai Igla - 'sát thủ' do VN sản xuất ảnh 6

Để nâng cao hiệu quả cho tổ hợp tên lửa phòng không vác vai "Igla-S", người ta đã bổ xung cho tổ hợp thiết bị hỗ chợ bắn đêm SOSN-̣9S520. Thiết bị hỗ chợ bắn đêm SOSN-̣9S520 có thể sử dụng cho mọi Model tên lửa phòng không vác vai. Nhờ có thiết bị hỗ chợ bắn đêm mà người chỉ huy có thể nhận được thông báo của xạ thủ về thông tin mục tiêu , thực hiện theo dõi khóa và nhắm bắn mục tiêu.

Năm 200,9 tổ hợp tên lửa phòng không vác vai "Igla-S" được bổ sung trang bị thiết bị hỗ trợ bắn đêm thế hệ mới do Cty cổ phần đại chúng " Khí cụ", thành phố Smolensk sản xuất có tên SOSN-̣9S935 "Barlaul"/СОСН - 9С935.

Tên lửa phòng không vác vai "Igla-S" được ứng dụng gắn trên thiết bị phóng "Dzigit"

Hoặc được gắn trên tổ hợp phóng có điều khiển với các Modul
Hoặc được gắn trên tổ hợp phóng có điều khiển với các Modul "Streles".
Modul
Modul "Streles.
 

Thông số kỹ thuật của tổ hợp tên lửa phòng không vác vai "Igla-S" :

- Tầm bắn : 6000m.
- Trần bắn : 10-3500m.
- Tốc độ mục tiêu , Ngược chiều / xuôi chiều m/s :420/320.
- Trọng lượng tổ hợp ở trạng thái chiến đấu(không bao gồm thiết bị hỗ chợ bắn đêm): 19kg.
- Cỡ nòng :72mm.
- Chiều dài tên lửa : 1635mm.
- Trọng lượng tên lửa : 11,7kg.
- Trọng lượng đầu đạn : 2,5kg.
- Thời gian chuyển trạng thái từ hành quân sang chiến đấu : 13s.
- Thời gian chuyển từ trạng thái chiến đấu sang hành quân : 30s.
- Thời gian thay thế nguồn : Không ít hơn 15s.
Điều kiện làm việc : Nhiệt độ : Từ -40 đến +50oC.
- Độ ẩm không khí : Tối đa tới 98%.
- Nếu bị ngâm trong nước thời gian từ : 0,5-30 phút tên lửa vẫn làm việc tốt.

Thông số kỹ thuật thiết bị hỗ trợ bắn đêm SOSN-̣9S520:

1-thiết bị hỗ chợ bắn đêm SOSN-̣9S520 , 2- Màn hình chắc địa điện tử.
Thiết bị hỗ trợ bắn đêm SOSN-̣9S520 và màn hình trắc địa điện tử.
 

- Khu vực phản ánh trạng thái khí quyển : 25,6x25,6km.
- Số lượng mục tiêu hiển thị trên màn hình chắc địa điện tử : 4.
- Ở bàn trắc địa điện tử 1L 10-2 có chế độ tự động trọn 2 mục tiêu.
- Xác suất phát hiện mục tiêu là máy bay, hoặc trực thăng chiều ngược lại phạm vi 2km là: 0,6.
- Nguồn cung cấp : 12V hoặc 24V.
- Trọng lượng(bao gồm cả hộp) :80kg.

TPO sưu tầm

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Cúng chay hay cúng mặn ngày Tết: Chuyên gia lên tiếng
Cúng chay hay cúng mặn ngày Tết: Chuyên gia lên tiếng
TPO - Vài năm lại đây, Dịp Tết Nguyên đán, nhiều gia đình Việt đã chọn cỗ chay thay vì mâm cỗ mặn truyền thống, nhằm hạn chế tình trạng dư thừa dinh dưỡng, thanh lọc cơ thể đồng thời tránh lãng phí thực phẩm. Tuy nhiên, cũng có nhiều người băn khoăn liệu cúng chay có trái với văn hoá tâm linh người Việt và làm giảm đi sự thành tâm của con cháu đối với ông bà, gia tiên?