Việt Nam chế tạo đạn mới cho 'hỏa thần' diệt tăng
> 'Sát thủ' phòng không tầm thấp của Việt Nam
TPO - Đáp ứng yêu cầu chiến tranh hiện đại, các nhà sản xuất và chế tạo vũ khí chống tăng đã phát triển các loại đạn mới để thực hiện các nhiệm vụ chống tăng, chống bộ binh trên chiến trường.
Để chống lại các loại xe tăng ngày càng hiện đại với các loại vỏ giáp và thiết bị bảo vệ chủ động và thụ động tinh vi, các loại đạn chống tăng kiểu mới cũng liên tục được cải tiến về uy lực và sức công phá, đảm bảo tiêu diệt những chiếc xe tăng 'khủng' nhất.
Ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam cũng bắt nhịp theo xu thế này và đã sản xuất thành công nhiều loại đạn chống tăng và bộ binh công nghệ cao.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh nghe giới thiệu về súng chống tăng vác vai RPG-29 và các loại đạn chống tăng và bộ binh kiểu mới do Việt Nam tự chủ sản xuất. |
Dưới đây là một số loại đạn chống tăng và bộ binh dùng cho súng RPG -7 và RPG - 29:
Đạn phóng lựu chống tăng PG-7VM
Đạn phóng lựu PG-7VM. |
Đạn phóng lựu PG-7VM (model 3D). |
Đạn chống tăng PG – 7VM là đạn chống tăng PG-7V nâng cấp và bao gồm các cải tiến sau:
- Độ xuyên thép đến 300 mm, tăng cường bằng phương pháp sử dụng thuốc nổ mạnh mác А-IX-I khi giảm đường kính đầu đạn xuống còn 70 mm PG-7M.;
- Tăng tốc độ Vo lên thêm 20m/s do giảm khối lượng đầu đạn xuống được 0,36kg, đồng thời làm cho đạn ổn định hơn trong gió ngang do tăng chiều dài viên đạn.;
- Giảm lượng thuốc nhiên liệu rắn PDNSI-5K(РДНСИ-5К) của động cơ phản lực xuống còn 140 gam;
- Đầu nổ VP-7M (ВП-7М) với thuốc mồi cháy ổn định và có độ tin cậy cao, đồng thời thay thế vòng đệm nén với đệm ngăn, nén phần đuôi của bộ phận kích nổ hoạt động ổn định hơn;
- Liều phóng PG-7PM ( 137g NBL-42) không thay thế hoặc lắp lẫn cho liều phóng PG-7P.;
- Đặt đệm vênh lò xo trên đầu tiện ren của động cơ phản lực để tăng cường độ tin cậy kết nối giữa liều phóng với đạn PG-7M.
Đạn phóng lựu chống tăng PG-7VS
Năm 1972, lực lượng quân đội Xô Viết tiếp nhận vào biên chế đạn phóng lựu PG-7S với khả năng xuyên giáp lên đến 400mm nhờ sử dụng loại thuốc nổ mới okfole – 340g và có những cải tiến mới cho đầu đạn.
Những thay đổi của thiết kế bao gồm giảm góc xiên chéo của cánh ổn định từ 10o40’ xuống còn 8o, và ống phụt phản lực thẳng góc với trục của đạn, ở đạn PG-7V, góc phụt phản lực nghiêng là 3o40’. Tốc độ quay quanh trục của đạn giảm từ 5-6000 vòng/phút còn lại là 2-3000 vòng trên phút, từ đó làm giảm độ tản mát của hiệu luồng xuyên do định vị chậm lại tiêu điểm hội tụ. Đồng thời phễu đạn lõm cũng được thiết kế tối ưu hơn. Phếu được thay thế từ tôn thép 40X được thay bằng hợp kim nhôm V-95.
Đạn phóng lựu 70mm PG-7S lắp liều phóng của đạn PG-7PM và đầu nổ PG-7M. Từ năm 1972 đến năm 1976 sản xuất các loại đạn PG-7S1 sử dụng thuốc nổ mạnh A-IX-I (316g) cho khả năng xuyên giáp lên đến 350mm.
Đạn phóng lựu chống tăng PG-7VL(model 3D). |
Đạn phóng lựu chống tăng PG-7VL
Đạn phóng lựu được sử dụng để xuyên phá lớp giáp liên hợp của xe tăng, thiết giáp. Đạn có khả năng xuyên thép đến 500mm do lượng thuốc nổ đã được tăng gấp đôi (730 g Okfola), đường kính đầu đạn tăng đến 93mm, nhưng vận tốc đẩy ban đầu của đạn giảm xuống, tầm bắn cũng giảm xuống (còn 300m).
Đạn PG-7VL có liều phóng là thuốc đạn nitroglycerin NBL-43, bộ phận kích nổ tăng cườngđộ tin cậy và an toàn trong sử dụng VP-22, đồng thời cớ 3 vòng đai trên ống động cơ phản lực (đạn PG-7VS có 4 đai).
Trên kính ngắm quang học PGO-7V2 (ПГО-7В2) để có thể bắn được các loại đạn khác nhau sẽ chia thành các thang thước ngắm: bên trái «М» (đến 500 m) – đối với đạn PG-7VM(VS) ПГ-7ВМ(ВС) và bên phải – «L» (đến 300 м) – cho loại đạn PG-7VL (ПГ-7ВЛ). Thước ngắm 3 trên thang thước ngắm bên phải L tương đương với thước ngắm 5 phía bên trái «М».
Đạn phóng lựu tandem PG-7VR. |
Đạn phóng lựu tandem PG-7VR (model 3D). |
Đạn phóng lựu tandem PG-7VR
Đạn phóng lựu được sử dụng để tấn công các lớp giáp phản ứng nổ đơn giản (cấu tạo gồm các lớp thuốc nổ công suất thấp ép trong hộp thép) gắn trên thân xe. Đạn PG-7VR là đạn tandem, có nghĩa là có 2 liều nổ lõm lắp nối tiếp nhau, được kích nổ lần lượt. Khối nổ lõm thứ nhất lắp trong đầu đạn có đường kích 55 mm, phá hủy lớp vỏ giáp phản ứng nổ, đầu đạn 105,5mm có khả năng xuyên giáp đến 700mm. Động cơ phản lực của đạn phóng lựu và liều phóng không tách rời nhau. Do khối lượng của đạn tương đối lớn do đó tầm bắn của đạn phóng lựu tandem không vượt quá 200m, chính vì vậy trên kính ngắm PRO-7VZ, ngoài thước ngắm M và L còn có thước ngắm R..
Đạn phóng lựu TBG-7V, OG-7V
Đạn nhiệt áp TBG-7V. |
Đạn phóng lựu nhiệt áp (Model 3D) . |
Đạn phóng lưu TBG-7V là đạn được nạp chất cháy nổ loại nhiệt áp, phía bên ngoài đạn TVG-7V giống như đạn PG-7VR nhưng thiếu đầu đạn nổ lõm đầu tiên. Đông cơ phản lực và liều phòng tương tự như đạn PG-7VR. Chất cháy nổ nhiệt áp và mảnh đạn có bán kính sát thương là 10m và sát thương trong không gian kín với thể tích là 300m3.
Đạn phóng lựu nổ phá mảnh OG. |
Đạn phóng lựu nổ phá mảnh OG (Model 3D). |
Đạn phóng lựu OG-7V có đường kính 40 mm, là ống trụ tròn và có đầu nhọn khí động học, không có động cơ phản lực, ống đạn hình trụ được nạp thuốc nổ mác A-IX-I, bộ phận kích nổ GO-2 và liều phóng PG-7PM. Diện tích sát thương nổ phá mảnh là 150 m2.
Tầm bắn của súng RPG-7V với kính ngắm PGO-7VZ đối với đạn TBG-7V – 200m, OG-7V là 350m, từ súng phóng lựu RPG-7V1 theo bộ phận ngắm cơ khí UP-7V với kính ngắm quang học PGO-7VZ là 350m và 700m tương đương.
Trịnh Thái Bằng