Khám phá siêu hạm chỉ huy đổ bộ của Hạm đội Bảy trên biển Đông

Khám phá siêu hạm chỉ huy đổ bộ của Hạm đội Bảy trên biển Đông
Ngày 7-3, tàu chỉ huy Hạm đội 7 của Mỹ dưới sự chỉ huy của Phó Đô đốc, Phó tư lệnh Hạm đội 7 - John Weigold đã cập cảng Manila bắt đầu chuyến thăm hữu nghị Philippines trong 4 ngày. Đây là một tàu chỉ huy đổ bộ cỡ lớn mang số hiệu LCC-19 USS “Blue Ridge”, đã từng lập rất nhiều thành tích trong lực lượng hải quân Mỹ.

Khám phá siêu hạm chỉ huy đổ bộ của Hạm đội Bảy trên biển Đông

> Sức mạnh quân sự Mỹ tại Đông Nam Á
> Trên chiến hạm Mỹ ở Đà Nẵng
> Tư lệnh Hạm đội 7 Hoa Kỳ thăm Việt Nam

Ngày 7-3, tàu chỉ huy Hạm đội 7 của Mỹ dưới sự chỉ huy của Phó Đô đốc, Phó tư lệnh Hạm đội 7 - John Weigold đã cập cảng Manila bắt đầu chuyến thăm hữu nghị Philippines trong 4 ngày. Đây là một tàu chỉ huy đổ bộ cỡ lớn mang số hiệu LCC-19 USS “Blue Ridge”, đã từng lập rất nhiều thành tích trong lực lượng hải quân Mỹ.

Tàu chỉ huy hạm đội 7 Mỹ LCC-19 USS “Blue Ridge”
Tàu chỉ huy hạm đội 7 Mỹ LCC-19 USS “Blue Ridge”.

LCC-19 bắt đầu thiết kế năm 1964, khởi đóng vào năm 1967, hạ thủy năm 1969 và đến tháng 11 năm 1970 chính thức được bàn giao cho lực lượng hải quân, hiện nay cảng mẹ của LCC-19 là Yokosuka, Nhật Bản - nơi đặt trụ sở của Bộ tư lệnh Hạm đội 7 Mỹ.

USS “Blue Ridge” được đóng mới với định hướng ngay từ đầu là sử dụng làm tàu chỉ huy cho lực lượng tác chiến đổ bộ. Hiện nó là chiếc duy nhất trên thế giới được thiết kế với mục đích là tàu chỉ huy đổ bộ cấp I, chiếc duy nhất cùng một lớp được đóng với nó là LCC-20 “Mount Whitney” hiện đang là một Trung tâm chỉ huy tác chiến liên hợp.

Sau Đại chiến thế giới thứ 2, Mỹ chủ yếu trưng dụng các tàu buôn để cải tạo và hoán chuyển nhiệm vụ tàu chỉ huy đổ bộ. Bất kể là về hình dạng, tốc độ, thiết bị điện tử và kết cấu các khoang đều không đáp ứng được yêu cầu chỉ huy tác chiến đổ bộ hiện đại.

Cụm phóng Mk-36 (mỗi cụm 6 ống phóng) tên lửa nhử mồi SRBOC
Cụm phóng Mk-36 (mỗi cụm 6 ống phóng) tên lửa nhử mồi SRBOC.

Vì vậy, trong năm tài khóa 1965 – 1966, hải quân Mỹ đã phê chuẩn dự án đóng mới 2 tàu chỉ huy đổ bộ lớp “Blue Ridge”. Ban đầu 2 tàu này dự định sẽ được sử dụng làm kỳ hạm của lực lượng đổ bộ (mã hiệu tàu là AGC), sau đó đến năm 1969 mới chính thức đổi thành tàu chỉ huy đổ bộ (LCC).

Từ năm 1971 – 1979, cảng mẹ của LCC-19 là San Diego bên bờ tây nước Mỹ, năm 1975, USS “Blue Ridge” đã từng tham gia chiến dịch di tản người Mỹ khỏi Sài Gòn – Việt Nam. Từ tháng 10-1979, LCC-19 chính thức sử dụng cảng mẹ là Yokosuka – Nhật Bản và trở thành tàu chỉ huy của Hạm đội 7 Mỹ.

Trực thăng săn ngầm SH-60 Seahawk
Trực thăng săn ngầm SH-60 Seahawk.

LCC-19 định kỳ tham gia các hoạt động huấn luyện thường xuyên hàng năm của hải quân Mỹ và các nước đồng minh ở tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Trong thời gian 9 tháng được trưng dụng làm kỳ hạm của Bộ tư lệnh Trung ương hải quân Mỹ (NAVCENT) tham gia chiến dịch “Lá chắn sa mạc” và “Bão táp sa mạc” (từ tháng 8-1990 – 5-1991), USS “Blue Ridge” đã nhận được rất nhiều lời tán dương của các hạm đội hải quân khác.

Một số tham số chính của LCC-19 USS “Blue Ridge”

Lượng giãn nước: 19.609 tấn.

Kích thước: Chiều dài: 194m; chiều rộng: 32,9m; mớn nước: 8,8m

Động cơ: 1 động cơ turbin, 2 nồi hơi công suất động cơ: 16,4MW, hệ thống động lực đơn trục đẩy.

Tốc độ: Vận tốc tối đa 23 hải lý/h, tốc độ tuần hành: 16 hải lý/h

Tầm hoạt động: 13.000 hải lý (23.400km)

Số tàu cùng chủng loại: 2 chiếc (hiện đều đang sử dụng, chiếc còn lại là LCC-20 “Mount Whitney”).

Tổng số nhân viên: tối đa vận chuyển 1173 người (52 sĩ quan chỉ huy), với 200 buồng ngủ.

Vũ khí: Do là tàu chỉ huy đổ bộ nên tàu không trang bị hệ thống vũ khí gì đáng kể, bao gồm 1 trực thăng vận tải hạng nặng CH-53 “Super Stallions”; hoặc có thể 2 chiếc trực thăng SH-60 Seahawk (trước đây là trực thăng chống ngầm SH-3G); 2 hệ thống pháo phòng không tầm gần Mk-15 Phalanx 20mm; 4 pháo hạm Bushmaster 25 mm, 8 súng máy phòng không 12,7 mm.

Trên tàu được trang bị các hệ thống chỉ huy, điều khiển, thông tin rất hiện đại
Trên tàu được trang bị các hệ thống chỉ huy, điều khiển, thông tin rất hiện đại.

Hệ thống tác chiến điện tử:

- 4 cụm phóng Mk-36 (mỗi cụm 6 ống phóng) tên lửa nhử mồi SRBOC.

- Hệ thống nhử mồi ngư lôi kiểu mảng kéo SLQ-25 “Undine”.

- Hệ thống mục tiêu giả, gây nhiễu, cảnh báo sớm sử dụng radar tổ hợp SLQ-32 (V)3.

Hệ thống chỉ huy, kiểm soát:

- Hệ thống thông tin chỉ huy liên hợp trên biển (JMCIS2.2); hệ thống kiểm soát trên không phản ứnh nhanh thời chiến; hệ thống thông tin số liệu Link 4A, Link 11, Link 14; hệ thống thông tin sóng cực ngắn WSC-3 (UHF), hệ thống thông tin vệ tinh WSC-6 (SHF), USC-38 (EHF).

Theo Nguyễn Ngọc
ANTĐ

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Tri thức may, mặc áo dài Huế là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
Tri thức may, mặc áo dài Huế là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
TPO - Theo Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Thừa Thiên-Huế (TT-Huế), Tri thức may, mặc áo dài Huế được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là thành quả thực hiện đề án Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam là điều kiện, cơ sở quan trọng để tỉnh tiếp tục lộ trình hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO đưa vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.