Tàu ngầm Liên Xô đâm chìm tàu ngầm Trung Quốc như thế nào (kỳ 2)

Tàu ngầm Liên Xô đâm chìm tàu ngầm Trung Quốc như thế nào (kỳ 2)
Ngày 22/1/1983 "K-10" đang ở biển Đông. Chuyến hành quân phục vụ chiến đấu tiếp tục như thường lệ, và như người ta nói trong những trường hợp như vậy, "không dấu hiệu nào báo trước tai ương". Độ sâu dưới sống tàu - 4500 mét (chiến sỹ tàu ngầm hay đùa: "Năm phút đi xe buýt"). Đó là một ngày thứ bảy. Sau khi tắm, các thành viên trên tàu ngầm xem phim trong khoang đầu tiên.

Tàu ngầm Liên Xô đâm chìm tàu ngầm Trung Quốc như thế nào (kỳ 2)

> Báo Nga: 5 năm nữa Cam Ranh rất hữu ích cho hạm đội Thái Bình Dương 

> Tiết lộ vụ tàu ngầm Liên Xô đâm chìm tàu ngầm Trung Quốc? (kỳ 1)

Ngày 22/1/1983 "K-10" đang ở biển Đông. Chuyến hành quân phục vụ chiến đấu tiếp tục như thường lệ, và như người ta nói trong những trường hợp như vậy, "không dấu hiệu nào báo trước tai ương". Độ sâu dưới sống tàu - 4500 mét (chiến sỹ tàu ngầm hay đùa: "Năm phút đi xe buýt"). Đó là một ngày thứ bảy. Sau khi tắm, các thành viên trên tàu ngầm xem phim trong khoang đầu tiên.

Họ đã tới khu vực dự kiến liên lạc sớm hơn tám giờ so với thời hạn ấn định. Chính khu vực này lại đòi hỏi đi vào đúng thời gian theo lịch trình quy định.

Thuyền trưởng Medvedev quyết định xác minh xem có sự theo dõi của lực lượng chống ngầm của Mỹ và Nhật Bản hay không. Khi quay tàu theo hướng ngược lại ông nhận được báo cáo tương ứng của các chiến sỹ thủy âm. Tất cả đều sạch! Chiều sâu lặn hiện tại - 54 m.

Đột nhiên có một cú đẩy: có cảm giác con tàu đã va chạm với một chướng ngại. Cú va này có vẻ êm, nhưng thực sự rất mạnh. Do sự va chạm mà toàn bộ thân tàu rung mạnh. "K-10", hình như bị mắc vào một đối tượng không xác định rõ, di chuyển cùng với nó một lúc. Sau đó, vật thể kia mới rời ra. Ngay lập tức, trên tàu tuyên bố báo động khẩn cấp

Ba khoang phía mũi đầu tiên vẫn kín nước cùng với những người đang ở trong đó. Qua loa phóng thanh đường liên lạc truyền âm nội bộ Medvedev điện hỏi khoang thứ nhất. Đáp lại – chỉ có sự im lặng. Tai nghe ù. Có thể tưởng tượng được cảm giác của thuyền trưởng trong thời điểm này. Trong khi đó tàu ngầm vẫn đang đi đúng hướng trước đó và trên chiều sâu đã định, hơi giảm nhẹ tốc độ. Và độ chênh mớn (hay độ chúi dọc) tăng rất nhẹ về phía mũi tàu.

Medvedev cho biết: "Tôi liên tục gọi khoang thứ nhất. Do cú đâm mạnh khi va chạm, các thủy thủ chắc chắn sốc nặng, họ cần làm rõ tình hình trước đã ... Sau hai phút, với tôi có lẽ như vô tận, từ khoang thứ nhất có báo cáo: khoang kín!".

Lúc 21 giờ 31 phút, tàu ngầm nổi lên mặt biển. Một cơn bão nhiệt đới đang hoành hành dữ dội trên biển. Sức gió mạnh khủng khiếp cùng với các con sóng khổng lồ ném con tàu qua lại như ném một mảnh ván nhỏ. Đêm ở các vĩ độ này rất tối, có thể, vì thế khi sục sạo mặt biển qua kính tiềm vọng quang học, Medvedev, theo lời ông nói lại, không thấy có gì. Ông ra lệnh quay trở lại điểm va chạm. Đến đó, họ cùng với hoa tiêu và người đánh tín hiệu nhìn thấy ánh sáng màu da cam nhấp nháy của một chiếc tàu ngầm đang xa dần. Sau khoảng 30-40 giây, ánh đèn mất dạng.

Medvedev lặp đi lặp lại nhiều lần: "bây giờ lần đầu tiên tôi mới nói về việc nhìn thấy những ánh đèn nhấp nháy của một chiếc tàu ngầm..."

Valery Nikolaevitch dừng lại và im lặng. Rõ ràng, ông đang nhớ lại những khoảnh khắc khó khăn. Ông đã hàng trăm lần hình dung việc trở lại khu vực này và cố gắng tìm hiểu va chạm xảy ra với con tàu nào. Ông đi đến kết luận rằng mình đã va chạm với người Trung Quốc. Và đây là lý do tại sao. Theo một sắc lệnh của Chính phủ Liên Xô ngày ngày 01/09/1959, từ tháng Ba đến tháng 12 năm 1959 tại Phòng thiết kế TSKB-16 đã chuẩn bị bản vẽ thi công và tài liệu kỹ thuật của đề án 629 với tổ hợp D-1 và tên lửa R-11FM để chuyển giao cho CHND Trung Hoa.

Vào mùa thu năm 1960, tại nhà máy đóng tàu Đại Liên (CHND Trung Hoa, trước đó thuộc vùng Viễn Đông Nga) đã đặt ky cho tàu ngầm Trung Quốc đầu tiên đề án 629. Để tăng tốc độ đóng nó đã sử dụng rộng rãi các kết cấu đóng tại Liên Xô, cũng như thiết bị máy móc trong chiếc tàu ngầm K-139 (hạ thủy tháng 5 năm 1960). Việc đóng tàu ngầm của Trung Quốc hoàn thành vào cuối năm 1961 và tàu nhận số mạn là 200. Đồng thời, tại Komsomolsk-na-Amur người ta đặt ky cho một tàu ngầm dưới số hiệu xuất xưởng là 138.

Sau khi đóng xong tàu đã được chuyển từng phần sang Trung Quốc và vào cuối năm 1962 đưa vào hoạt động theo số hiệu 208. Muộn hơn, hai năm sau sự kiện với "K-10", mới được biết vào năm 1983, chiếc tàu ngầm Trung Quốc № 208 đã hy sinh với toàn bộ thủy thủ đoàn và một nhóm các nhà khoa học và kỹ sư đang thực hành công tác thử nghiệm tên lửa đạn đạo JL-1 của Trung Quốc.

Khi tính đến biên chế thủy thủ đoàn các tàu ngầm đề án 629 vào khoảng 100 người và thậm chí còn có một nhóm các chuyên gia dân sự, chúng ta có thể ước đoán chính xác số lượng nạn nhân.

Cũng cần lưu ý rằng phía Trung Quốc vẫn chưa chính thức gắn sự hy sinh của tàu ngầm với vụ va chạm này. Bây giờ gần như có thể nói với sự chắc chắn tuyệt đối rằng tàu ngầm của Trung Quốc đã chìm trong vụ va chạm với "K-10". Có thể nếu tàu ngầm “K-10" có mặt tại điểm va chạm sớm năm giây trước đó, chính nó sẽ nằm ở độ sâu 4.500 mét.

... Medvedev, tất nhiên, ngay lập tức báo cáo hạm đội về vụ va chạm. Đáp lại, ông được lệnh quay trở về căn cứ Cam Ranh ở Việt Nam trong tư thế đi nổi. Hộ tống tàu ngầm "K-10" là tàu khu trục săn ngầm cỡ lớn BPK "Petropavlovsk". Khi xem xét chiếc tàu ngầm (để thực hiện điều này người ta phải tạo ra độ chênh mớn dọc về phía đuôi tàu), mới thấy rõ rằng mũi tàu ngầm đã bị hư hỏng nặng. Giữa phần cấu trúc mũi bị vặn xoắn của "K-10" đã tìm thấy những mảnh kim loại lạ. Đường sống tàu bằng thép của "K-10" có độ dày 30 mm và chiều dài khoảng 32 mét trong vụ va chạm này bị cắt như thể bộ râu bị chiếc dao cạo cắt sắc lẹm.

Sau khi kiểm tra tàu ngầm bộ tư lệnh hạm đội quyết định rằng trong điều kiện bị nạn thế này tàu không đủ sức vượt qua 4.500 km về căn cứ chính trong tư thế bơi ngầm, khi vượt qua eo Bashi, Okinawa và eo biển Triều Tiên sẽ đi trong tư thế nổi. Tất nhiên, đó gần như một việc điên rồ: Thiệt hại nặng như vậy mà lại đi ngầm dưới nước! Tuy nhiên, mệnh lệnh là mệnh lệnh. Không có sonar, gần như bơi mò, nhưng đã vượt qua 4.500 km một cách bình thường. Medvedev đặt niềm tin vào thủy thủ đoàn của mình. Và thủy thủ đoàn đã không làm thuyền trưởng của mình thất vọng. Trong một chuyến đi như vậy và với một tình huống khác, phần thưởng sẽ sáng ngời trên ngực các thủy binh.

Nhưng lần này không phải như vậy. Lần này, Tổng tư lệnh Hải quân Xô Viết S.G.Gorshkov đã tuyên bố trừng phạt Medvedev.

"Góc mù" và "góc chết"

Vùng tối của âm truyền trong nước (hình trích từ BKTT Liên Xô)
Vùng tối của âm truyền trong nước (hình trích từ BKTT Liên Xô).
Vùng mù (với sonar) sau đuôi tàu. Tránh vùng này, các tàu ngầm xô viết thế hệ trước thường sử dụng động tác quay đảo hướng, đổi độ sâu để phát hiện kẻ địch. Động tác cơ động đột ngột đó người Mỹ gọi là động tác cơ động
Vùng mù (với sonar) sau đuôi tàu. Tránh vùng này, các tàu ngầm xô viết thế hệ trước thường sử dụng động tác quay đảo hướng, đổi độ sâu để phát hiện kẻ địch. Động tác cơ động đột ngột đó người Mỹ gọi là động tác cơ động "Ivan điên dại" ("Crazy Ivan").
 

Bản thân xuất hiện không chỉ các chi tiết của vụ việc, mà còn cả các câu hỏi: làm sao việc này có thể xảy ra? Thủy văn trong khu vực phức tạp? Tính năng sonar tồi? Sự huấn luyện yếu kém của các đội viên thủy âm? Sự tồn tại của cái gọi là khu vực mù hay khu vực chết? Tại sao thủy thủ đoàn của tàu ngầm Trung Quốc cũng mắc cùng một sai lầm như thế?

Biết rằng các chuyên gia Cục kỹ thuật Hạm đội Thái Bình Dương và Tổng cục Kỹ thuật Hải quân Liên Xô đã điều tra nguyên nhân xảy ra tai nạn. Tại sao trong trường hợp này, ngay cả những thủy thủ tàu ngầm Hạm đội Thái Bình Dương cũng không biết gì về nó?

Có ý kiến của một người tham gia vào sự kiện. Aleksandr Dobrogorsky phục vụ trên "K-10", vào ngày hôm đó, ông đang giữ chức trách kỹ sư cơ khí trực ban của tàu. Dưới đây là những gì ông đã viết cho tôi: "Theo những gì tôi nhớ - phải mất một thời gian không nhỏ, - chúng tôi bắt đầu vòng sang trái, và sau đó là cú đâm. Đó là một vụ va chạm. Nghĩa là, họ (tàu ngầm Trung Quốc - Tác giả) đang nắm đuôi chúng tôi. Hoặc giả đúng là sự tình cờ định mệnh, không, tôi không tin: đại dương của Thế giới quá lớn đối với những sự tình cờ tương tự.

... Tại sao người Trung Quốc không đoán ra động tác của chúng tôi, tức động tác lượn vòng? Chỉ có Chúa mới biết. Chắc có lẽ toàn bộ đội thủy âm của họ đều bị huấn luyện tồi. Theo như tôi biết, đối với việc các tàu ngầm theo dõi nhau chúng cần phải ở các độ sâu khác nhau và phải cách đối tượng một khoảng cách nhất định để nếu xảy ra bất cứ điều gì, tàu ngầm có thể đủ thời gian làm động tác ngược lại. Nhưng lần này điều đó không xảy ra: Hai hạt cát gặp nhau trong các độ sâu vô hạn, đơn giản chỉ là một hiện tượng nào đó ...

... Khi đến Cam Ranh, các thành viên của Ủy ban Nhà nước đang chờ đợi chúng tôi. Người ta không cho phép chúng tôi tới cầu tàu, và chúng tôi thả neo. Xuồng cao tốc đưa các thành viên của ủy ban và thợ lặn tới. Không ai được phép lên boong. Các chuyên gia kiểm tra tất cả. Kết luận kiểm tra, chúng tôi không được biết. Medvedev bị cắt đứt con đường thăng tiến, không được lên quân hàm (đại tá hải quân) Công bố hình thức kỷ luật nhân danh Tổng tư lệnh Hải quân.

... Sau khi trở về Pavlovsk, người ta bắt tay vào việc cắt khỏi tàu chúng tôi các ống phóng ngư lôi bị hư hại, nắp che của chúng ở thời điểm va chạm đã bị xé, mà trong đó có ngư lôi mang đầu đạn hạt nhân.

Trao đổi với một số chiến sỹ tàu ngầm khác mới rõ rằng sỹ quan cao cấp trên tàu "K-10" là tham mưu trưởng sư đoàn tàu ngầm 29-1 trung tá hải quân Krylov. Sau vụ va chạm tàu thuyền nhân viên Chi nhánh cơ quan đặc biệt đã thu giữ nhật ký hải trình tại buồng chỉ huy trung tâm và cabin hoa tiêu. Krylov tiếp xúc rất lâu với các nhân viên đặc biệt. Kết quả cuộc trò chuyện cá nhân dẫn đến quyết định chép lại những nhật ký này. Chép lại cả nhật ký vận hành thiết bị năng lượng chính, vì chế độ tốc độ của tàu ngầm nguyên tử khi chạy trong khu vực trực thi hành nhiệm vụ chiến đấu đã bị vi phạm mạnh và tàu đã đến khu vực sớm 3 giờ. Xâm nhập vào khu vực trực chiến sớm hơn là không thể được. Vì thế, chúng tôi đã chạy loanh quanh gần khu vực này cho đến khi va chạm với người Trung Quốc".

Dưới đây là ý kiến của cựu thuyền trưởng tàu ngầm hạt nhân Viktor Bondarenko, người mà chúng tôi cũng gặp ở đó, tại Obninsk:
- Valery Nikolaevitch đã làm tất cả mọi thứ một cách chính xác. Tại sao ông đến khu vực sớm 8 tiếng đồng hồ, rõ ràng, điều này có cơ sở nào đó, nhưng nó là vấn đề của ông ấy. Việc xấu không phải là thông số thời gian - khi va chạm, khi quay trở lại nơi va chạm, tốc độ đó là thế nào, v.v…

Tàu ngầm diesel Trung Quốc theo dõi tàu ngầm hạt nhân - chỉ có người nghiệp dư mới suy đoán như vậy. Người Trung Quốc đang trải qua các giai đoạn thử nghiệm tuần tự, thủy thủ đoàn chưa hoàn thành nhiệm vụ, họ không được phép sa vào các nhiệm vụ không phải của mình, ngoại trừ các bài thử nghiệm. Thậm chí nếu họ phát hiện ra một tàu ngầm hạt nhân Liên Xô, họ phải điện báo về sở chỉ huy bờ, và tiếp tục công việc của mình. Nói chung trên cả hai tàu ngầm, xét các đặc tính kỹ thuật trạm thủy âm của chúng giống hệt nhau.

Thủy thủ đoàn "K-10" đã làm việc hết sức mình, còn động tác kiểm tra các góc hướng phía đuôi họ thực hiện rất có trách nhiệm, và các đội viên thủy âm làm việc này rất kỹ lưỡng.

Hãy suy nghĩ. Một khi các tàu va chạm nhau, nghĩa là chúng đang ở tại cùng một độ sâu - 54 m. Hơn nữa, Medvedev cho biết tại thời điểm này, có một cơn bão đang gầm rú trên mặt biển. Nếu vậy, tiếng ồn của hai tàu ngầm sẽ bị tiếng ồn của biển che lấp. Trong tình huống này, ngay cả những sonar tốt và một đội viên thủy âm xuất sắc cũng không phân tách nổi tiếng ồn của tàu ngầm khỏi tiếng ồn chung của biển - đó là một tiên đề.

Medvedev nói rằng sau khi nổi lên, ông đã thấy một ánh sáng nhấp nháy màu da cam. Điều này có nghĩa tàu ngầm Trung Quốc cũng nổi lên, còn tại sao sau đó nó bị đắm – đó còn là một câu hỏi. Nếu nó không bị chìm sau khi va chạm, và nổi lên, và sau đó mới bị đắm, điều đó hoàn toàn chưa hiểu được. Nghĩa là, họ đã làm một việc gì đó sai, bởi vì phép lạ thường không có, nếu mọi thứ oái oăm như vậy, thì sau khi va chạm, họ đã như viên đá rơi tọt xuống đáy biển trong khi nhắc đến Mao. Vậy thì, Valery Nikolaevitch không cần tự đổ tất cả tội lỗi cho mình để làm gì.

Bóng tối thủy âm

Năm 1981, tại một trong những thao trường của Hạm đội Biển Bắc gần vịnh Kola xảy ra vụ đụng độ của các tàu ngầm hạt nhân Liên Xô và Mỹ. Khi đó, tháp chỉ huy của một tàu ngầm Mỹ đâm thẳng vào phía đuôi tàu ngầm tuần dương tên lửa chiến lược mới nhất của Liên Xô "K-211", vừa mới gia nhập Hạm đội Biển Bắc, và đã hoan thành huấn luyện đầy đủ các khoa mục chiến đấu. Chiếc tàu Mỹ không nổi lên trong khu vực va chạm. Nhưng một vài ngày sau tại căn cứ Holy-Loch của hải quân Anh xuất hiện một tàu ngầm hạt nhân của Mỹ với tổn thương rất nặng ở tháp chỉ huy. Tàu Liên Xô nổi lên và tự mình về đến căn cứ. Ở đây, chờ nó là một ủy ban gồm các chuyên gia hạm đội, ngành công nghiệp, giới khoa học và các nhà thiết kế.

Ủy ban, mô hình hóa diễn biến trạng thái cơ động của hai chiếc tàu ngầm, kiểm tra nơi hư hại, đã xác định rằng, tàu Mỹ bám theo tàu chúng ta trong các vùng phía đuôi con tàu, nằm trong vùng bóng tối thủy âm của nó. Ngay sau khi tàu chúng ta thay đổi hướng, tàu ngầm Mỹ mất tiếp xúc và trong trạng thái mù thủy âm đã cắt tháp chỉ huy vào phần đuôi tàu ngầm Liên Xô. Khi đặt tàu lên dok, trong quá trình kiểm tra đã tìm thấy các lỗ thủng trong hai két dằn chính phía đuôi, hư hại cánh chân vịt bên phải và bộ ổn định theo phương ngang.

Trong các két dằn chính bị hư hỏng đã tìm thấy các bu lông đầu tán chìm, các miếng kim loại và mảnh vỡ bị cắt từ tháp chỉ huy tàu ngầm Mỹ. Hơn nữa, theo các chi tiết riêng biệt đặc trưng, ủy ban đã thành công trong việc xác định đó là cuộc đụng độ với một tàu ngầm Mỹ lớp "Sturgeon," điều đó sau này được xác nhận bởi sự xuất hiện tại căn cứ Holy-Loch một chiếc tàu ngầm với tháp chỉ huy bị hư hỏng cũng thuộc chính lớp tàu ngầm Mỹ này.

Tàu ngầm tuân dương chiến lược mang tên lửa đạn đạo K-211
Tàu ngầm tuân dương chiến lược mang tên lửa đạn đạo K-211 "Petropavlovsk-Kamchatskii" đề án 667BDR.
k-276
k-276 "Kostroma" "Krab", đề án 945.
 

... Tham chiếu trường hợp này với trường hợp vụ va chạm với tàu ngầm Trung Quốc, vô tình ta đi đến một phiên bản rằng nguyên nhân của vụ va chạm có thể là "vùng đuôi tàu chịu bóng tối thủy âm", vùng mù thủy âm rất nổi tiếng

Tháp chỉ huy K-276 hư hại sau va chạm với SSN-689 gần đảo Kildin biển Barentsev
Tháp chỉ huy K-276 hư hại sau va chạm với SSN-689 gần đảo Kildin biển Barentsev.
K-276 trở về căn cứ sau vụ va chạm
K-276 trở về căn cứ sau vụ va chạm.
 

Bạn cũng có thể nhớ lại một trường hợp khác – vụ va chạm của một tàu ngầm hạt nhân lớp "Sierra" (Hạm đội Biển Bắc) với tàu ngầm nguyên tử "Baton Rouge" (Hải quân Mỹ) ngày 11 tháng 2 năm 1992. Tàu ngầm hạt nhân mang vũ khí ngư lôi Liên Xô (có lẽ nó là "K-239", "Karp"; dúng ra đây là K-276 đề án 945 của Hạm đội Biển Bắc) trong thao trường huấn luyện chiến đấu gần bán đảo Rybachy (đúng ra phải là trong vùng biển Kildin trên biển Barentsev. Tác giả bài này G.Pasko – cựu trung tá hải quân vốn là phóng viên báo “Trực chiến” của Hạm đội Thái Bình Dương từ năm 1983) trong vùng biển thuộc lãnh hải nước Nga. Thuyền trưởng tàu ngầm là trung tá hải quân I.Loktev. Tàu chạy ở độ sâu 22,8 mét. Tàu ngầm hạt nhân Mỹ tiến hành theo dõi "người anh em" Nga của mình, ở độ sâu 15 mét.

Trong quá trình cơ động, sonar tàu Mỹ mất tiếp xúc với tàu ngầm lớp "Sierra", và trong khu vực có 5 tàu đánh cá, tiếng ồn của chân vịt những tàu cá giống âm thanh chân vịt tàu ngầm, và thế là thuyền trưởng "Baton Rouge" đã quyết định lúc 20 giờ 08 phút chuyển lên chiều sâu kính tiềm vọng để quan sát tình hình. Tàu ngầm của Nga tại thời điểm này ở vị trí sâu dưới mặt nước hơn so với tàu Mỹ, cũng bắt đầu nổi lên vào phiên liên lạc với căn cứ bờ. Vụ va chạm tàu ngầm đã xảy ra. Khi va chạm "Sierra" đâm tháp chỉ huy vào đáy tàu ngầm Mỹ. Chỉ nhờ tốc độ nhỏ của tàu ngầm Nga và độ sâu khi nổi lên của tàu ngầm Nga cũng nhỏ nên tàu ngầm Mỹ mới thoát khỏi cái chết.

SSN-689
SSN-689 "Baton Rouge".Trong khoang tàu ngầm Mỹ lớp Los Angeles ngày 1 tháng 7 năm 1981, các thủy thủ theo dõi màn hình tại trạm điều khiển lặn trên tàu (navsource.org).
4 tàu ngầm hạt nhân lớp Los Angeles trong một ngày lễ tại căn cứ Norfolk, Virginia: Salt Lake City (SSN-716), Baton Rouge (SSN-689), Atlanta (SSN-712), Birmingham (SSN-695), và Norfolk (SS-714).(navsource.org)
4 tàu ngầm hạt nhân lớp Los Angeles trong một ngày lễ tại căn cứ Norfolk, Virginia: Salt Lake City (SSN-716), Baton Rouge (SSN-689), Atlanta (SSN-712), Birmingham (SSN-695), và Norfolk (SS-714).(navsource.org).
 

... Đây là một ví dụ có vẻ ngẫu nhiên. Nhưng ngẫu nhiên trên biển, như chúng ta biết, thường không xảy ra. Thống kê cho thấy từ 1968 đến 2000 có khoảng 25 vụ va chạm của các tàu ngầm nguyên tử nước ngoài (chủ yếu là Mỹ) với các tàu ngầm Liên Xô và Nga trong tư thế bơi ngầm. Trong số này, 12 gần bờ biển của chúng ta, trên các thủy đạo dẫn vào các điểm căn cứ của tàu ngầm nguyên tử thuộc Hạm đội Biển Bắc (9 vụ va chạm) và Hạm đội Thái Bình Dương (ba vụ va chạm). Thông thường, sự cố xảy ra trong phạm vi của các thao trường huấn luyện chiến đấu (BP), nơi các tàu ngầm sau khi thay đổi thủy thủ đoàn bước vào tiến trình huấn luyện chiến đấu.

Theo các nghiên cứu của trung tâm Defense Express, trong lịch sử hạm đội đã chính thức xác nhận 7 trường hợp đắm tàu ngầm hạt nhân: 2 của người Mỹ ("Thresher" và "Scorpion"), và 5 của Liên Xô ("K-8", "K-219", "K-278"-"Komsomolets", "K-27", tàu ngầm nguyên tử "Kursk"). Bốn tàu ngầm hạt nhân Liên Xô đã hy sinh do gặp tai nạn và một bị chìm tại vùng biển Kara theo quyết định của các cơ quan chịu trách nhiệm của chính phủ vì không thể phục hồi và chi phí xử lý để tận dụng phế liệu của chúng quá cao.

Biển Karskoie (Kara Sea)
Biển Karskoie (Kara Sea).
 

Trong hầu hết trường hợp, nếu không thể xác định chính xác nguyên nhân cái chết của một chiếc tàu ngầm, các bị cáo đều chọn cách từ chối trách nhiệm của mình trong vụ này. Và đôi khi thậm chí bất chấp bằng chứng rõ ràng, bằng cách sử dụng nguyên tắc cũ rích "chưa bắt tận tay – chưa thể bảo ta là kẻ trộm" («Не пойман –не вор»).

Nhân vật không nói đến

Có một lần tôi làm quen với tủy viên hải quân Mỹ ở Nga. Thấp nhưng rắn chắc, với một loạt các cuống huân huy chương gắn trên chiếc áo đồng phục trắng như tuyết ... Dường như từ bản thân ông ta tỏa ra niềm vui của một cuộc đời thành công. Đôi vai ưỡn thẳng ngay ngắn, trên thực tế, đã chứng minh niềm vui này. Hóa ra là ông - một cựu chỉ huy tàu ngầm hạt nhân lớp "Los Angeles". "Tôi là người đã làm thuyền trưởng đến bốn năm!" – Với niềm tự hào chính đáng ông nói vậy. "Anh nghĩ sao, bốn năm ư, tôi đáp lại - ở chỗ chúng tôi người ta làm thuyền trưởng đến 8-9 năm cơ đấy ...". Ông ta nhìn tôi hoài nghi. Nhưng tôi gọi một người bạn đô đốc, cựu thuyền trưởng tàu ngầm hạt nhân như vậy, và yêu cầu anh xác nhận lời nói của tôi. Anh lập tức khẳng định.

Người sỹ quan Mỹ rất ngạc nhiên. "Làm sao lại như vậy được,- ông ta không thể tin đến cùng - bởi vì tôi biết như thế là nặng nề ra sao ... tám năm ... Đó là điều không thể".

Vâng, có, có ... có một người Đức (người sỹ quan Mỹ biết trường hợp này) đã chết, thế thì với người Nga hoàn toàn cũng có thể.

Và tôi nhớ Medvedev, người đã làm thuyền trưởng chỉ huy tàu ngầm nguyên tử đến 9 (!) năm. Nhìn Medvedev đã nghỉ hưu vẫn còn rất khá. Nhưng đôi vai của ông ấy, vào lúc diễn ra cuộc trò chuyện của chúng tôi về uy tín của nghề nghiệp mà ông phục vụ, không ưỡn ra bởi cảm xúc tự hào. Điều này tôi nhớ rất rõ. Cũng giống như trên thực tế viên cựu thuyền trưởng vẫn chưa nói với tôi điều gì đó về vụ va chạm ...

Theo vnmilitaryhistory, Soversenno Sekretno - Nga

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Ảnh minh họa: Internet
Ảnh hưởng thần kinh, đột quỵ, ung thư vì ô nhiễm không khí
TPO - Ở trẻ em và cả người lớn, khi tiếp xúc ngắn hạn hay dài hạn với ô nhiễm không khí có thể dẫn đến giảm chức năng phổi, nhiễm trùng đường hô hấp và hen suyễn nặng hơn. Bằng chứng mới nổi cũng cho thấy ô nhiễm không khí xung quanh có thể ảnh hưởng đến bệnh đái tháo đường và sự phát triển thần kinh ở trẻ em.