Siêu hạm USS Freedom của lực lượng Hải quân Mỹ . Ảnh: US Navy |
Phó Đô đốc Thomas Copeman, Chỉ huy lực lượng tác chiến hải quân bề mặt và Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ cho biết, kế hoạch triển khai tàu chiến tới Singapore nhằm thực hiện một số nhiệm vụ tác chiến mặt nước, và trấn an các đồng minh trong khu vực trong bối cảnh Trung Quốc triển khai nhiều tàu chiến mới tại khu vực.
”Việc triển khai tàu tuần duyên USS Freedom tới Biển Đông cũng nhằm mục đích trau dồi kinh nghiệm hoạt động, đặc biệt là các nhiệm vụ hậu cầu”, ông Copeman nói với các phương tiện truyền thông hôm 7-1.
Để có thể đáp ứng được kế hoạch này, một đội ngũ các thủy thủ đã được chứng nhận để hoạt động trên tàu. Sau khi giải quyết một số vấn đề bảo dưỡng nhỏ. Ngay sau đó, con tàu sẽ lên đường tới Singapore.
Hải quân Mỹ cũng đã lên kế hoạch thành lập một lịch trình bảo dưỡng ở Singapore, cứ sau mỗi 30 ngày sẽ có 5 ngày bảo dưỡng.
Tàu USS Freedom được thiết kế để sử dụng vào nhiệm vụ sẵn sàng đối phó nhanh với các mối đe dọa đang gia tăng và luôn có khả năng làm chủ mọi chiến trường trên các miền duyên hải. Tàu có chiều dài 115,3m, độ choán nước 3089 tấn; tốc độ di chuyển đạt tới 87 km/giờ, tầm hoạt động 6500 km; tàu được trang bị 02 động cơ xăng, 02 động cơ diesel, 04 động cơ hơi nước; được trang bị hệ thống radar giám sát trên không 3 chiều (3-D) loại AN/SQR-20. Ngoài ra, tàu được trang bị pháo MK-110 loại 57 mm, tên lửa RIM-116 và các tên lửa NETFIRES PAM. USS Freedom được biên chế khoảng 50 thủy thủ đoàn và 75 lính hải quân; 02 máy bay MH-60R/S Seahawks, máy bay không người lái MQ-8 Fire Scout. Nó cũng có thể được trang bị trực thăng SH-60 và CH-53. Việc triển khai tàu USS Freedom tới các khu vực này là rất quan trọng và phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Theo tổ chức biên chế của quân đội Mỹ, Bộ Tư lệnh chiến trường Phương Nam bao gồm toàn bộ các khu vực Nam Mỹ. Bộ Tư lệnh chiến trường Thái Bình Dương có vùng đảm trách chiếm trên 50% diện tích biển của thế giới, ngoài ra Bộ Tư lệnh này còn có chức năng yểm trợ quân sự cho cả Hàn Quốc và Nhật Bản. |
Vy Oanh
(theo aviationweek)