Sinh viên có được vay 1,5 triệu đồng/tháng?

Các khách mời tham gia buổi tọa đàm chiều nay, 15-10
Các khách mời tham gia buổi tọa đàm chiều nay, 15-10
TPO- Đó là đề nghị của đại diện của Ngân hàng chính sách xã hội tại buổi Tọa đàm trực tuyến “Để sinh viên nghèo có tiền theo học” diễn ra tại Cổng Thông tin điện tử Chính phủ chiều 15-10.
Các khách mời tham gia buổi tọa đàm chiều nay, 15-10
Các khách mời tham gia buổi tọa đàm chiều nay, 15-10. Ảnh: chinhphu.vn

Hàng trăm câu hỏi của độc giả đã gửi đến buổi tọa đàm đề cập đến những vấn đề như: khả năng liệu có vay được vốn ngân hàng không; thủ tục vay có phức tạp không, đối tượng vay vốn có mở rộng, mức cho vay có được nâng lên hay không?

Vẫn giữ mức 1 triệu đồng/tháng

Ông Nguyễn Tiến Trứ , Phó Giám đốc Chi nhánh NNHCSXH tỉnh Thanh Hóa, đề xuất trong thời gian tới Chính phủ có thể nâng mức cho sinh viên vay tăng lên 1,5 triệu đồng/tháng?

Ông Nguyễn Ngọc Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính, Bộ Tài chính cho rẳng, với mức 1,5 triệu đồng đối với 1 em sinh viên học ở Hà Nội hay TPHCM thì cũng vẫn là mức thấp.

Nếu tính toán lên tới 1 triệu đồng thì con số đã là 45.000-50.000 tỷ đồng cho cả chương trình. Nếu lên tới 1,5 triệu đồng, con số sẽ tăng vọt lên nhưng không đến mức gấp rưỡi, cùng với việc thu nợ rất tốt, nhưng cũng không thể lên tầm 55.000 tỷ đồng được.

“Đây là con số rất lớn, chúng tôi chưa thể cân đối nguồn vốn để đảm bảo cho nhu cầu này. Chúng tôi khẳng định ngay từ đầu là chúng tôi muốn cùng các bộ, ngành ban hành chính sách đảm bảo tính khả thi của chương trình, đấy là yếu tố rất quan trọng”- ông Anh cho biết.

Ông Anh cũng lý giải, xét từ mục tiêu của chương trình là kêu gọi xã hội hóa, nhà nước hỗ trợ một phần, gia đình, xã hội tham gia một phần để đảm bảo nguồn vốn chung cho học sinh đi học chứ không chỉ dựa vào nguồn vốn nhà nước.

Ông Anh khẳng định, với con số tối thiểu ban đầu là 800.000 đồng/tháng, với nhu cầu sinh viên trong 1 chu kỳ cho vay 5 năm thì số nguồn vốn dành cho chương trình đã lên tới từ 45.000-50.000 tỷ đồng. Đây là con số rất lớn, nếu điều chỉnh mức cho vay, Bộ Tài chính đã tính toán cân nhắc sợ rằng ảnh hưởng tới tính khả thi của chương trình. Do vậy vẫn duy trì mức tối đa là 1 triệu đồng/ tháng.

Vấn đề này, Ông Trần Quang Quý, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng, nếu học sinh được vay nhiều thì càng phấn khởi. Nhưng chúng ta phải tính chung, cân đối nguồn vốn vay, nếu đưa ra cao quá thì không khả thi.

Cũng theo ông Quý, 5 năm nay chúng ta thực hiện vay vốn theo Quyết định 157, đã 4 lần Chính phủ điều chỉnh mức cho vay. Chúng ta thấy, các bộ, ngành thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, chúng tôi tìm mọi cách nâng mức này lên.

Đủ vốn để giải ngân cho chương trình

Nhiều câu hỏi về việc ở nhiều địa phương, học sinh, sinh viên đủ điều kiện nhưng vẫn chưa được vay vốn theo chương trình ưu tiên của Chính phủ. Việc bảo đảm vốn cho chương trình được thực hiện như thế nào?

Ông Nguyễn Ngọc Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính, Bộ Tài chính cho biết, đây là chương trình rất lớn của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, ngay từ ngày đầu tiên đã được quan tâm chặt chẽ của Chính phủ trong bố trí nguồn vốn ổn định để đảm bảo cho thực hiện chương trình.

Cũng theo ông Ngọc Anh, để cân đối cho chương trình sinh viên vay vốn này, theo tính toán cho chu kỳ tối đa 5 năm, các em sinh viên sẽ trả nợ trong chu kỳ tiếp theo 5 năm nữa, thì cần nguồn vốn quay vòng từ 45-50.000 tỷ đồng.

“Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước tạo nguồn vốn tạm thời để đảm bảo nguồn vốn cho NHCSXH đảm bảo nguồn vốn cho vay từng kỳ. Giai đoạn trước là khoảng 3.500-4000 tỷ đồng, giai đoạn này từ khoảng 2.500-3.000 tỷ đồng. Đặc biệt, chuẩn bị cho kỳ 1 năm học 2012-2013, chúng tôi khẳng định Chính phủ đã cân đối đủ vốn cho NHCSXH thực hiện giải ngân cho chương trình”- ông Anh cho hay.

Nhiều độc giả “Ngân hàng có thực sự thiếu vốn không và công tác giải ngân được Ngân hàng triển khai như thế nào?

Ông Lò Văn Đức, Giám đốc Ban Tín dụng Học sinh sinh viên, NHCSXH khẳng định rằng đến thời điểm này kể cả nguồn vốn 2.500 tỷ đồng từ nguồn vay giảm nghèo của WB cộng với thu nợ của NHCSXH, hiện 9 tháng đã đạt 2.600 tỷ đồng, đến ngày 31/12 sẽ có thể đạt 3.000 tỷ đồng, thì sẵn sàng có đủ vốn cho học sinh, sinh viên vay vốn.

Vậy thủ tục giải ngân của NHCSXH đối với sinh viên có cần điều chỉnh cho phù hợp không?, ông Đức cho biết, theo quy định của ngân hàng, trong năm đầu tiên, các em chỉ phải mang giấy nhập học, tại nơi thôn bản nơi gia đình cư trú sẽ được vay vốn.

Cũng theo ông Đức, từ khi thực hiện Quyết định 157 tới nay, đã có cải cách đáng kể về thủ tục. Trước đây, NH cho vay trực tiếp đến từng HSSV, có nhiều bất cập, đặc biệt là khi thu hồi nợ, hiện NH đã chuyển sang cho vay qua hộ gia đình, ủy thác qua các tổ chức xã hội.

Hiện toàn quốc có hơn 200 nghìn tổ tiết kiệm và vay vốn, 10.600 điểm giao dịch, giải ngân trực tiếp cho người vay vốn theo lịch niêm yết. Các thủ tục này về cơ bản là đáp ứng được yêu cầu, chưa có vướng mắc nhiều.

“Thời gian qua có trục trặc nhỏ, khi NH có ban hành mẫu xác nhận mới, đã công bố nhưng có trường chưa cập nhật kịp. Nắm bắt được tình hình này, nhận thấy việc thay đổi này không có ảnh hưởng nhiều, chúng tôi đã cho tiếp tục sử dụng mẫu cũ, mẫu cũ vẫn có hiệu lực”- Ông Đức cho hay.

Không gặp gặp khó khăn trong quá trình tiếp cận nguồn vốn

Ông Nguyễn Tiến Trứ, Phó Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa, địa phương có số dư nợ cao nhất cả nước cho biết, tại Thanh Hóa, khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn hầu như là không có. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai có một số khúc mắc:

Thứ nhất, trong quá trình thực hiện, hoàn thiện hồ sơ của các tổ chức cho vay vốn và các tổ chức khác chưa kịp thời, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nên không có hồ sơ đưa đến ngân hàng để làm căn cứ giải ngâ; 

Thứ 2 là vấn đề mẫu giấy xác nhận như đã nói. Một số trường trong quá trình xác nhận vẫn là giấy theo mẫu cũ, chưa đáp ứng đủ thông tin.

Thứ 3 là trong quá trình thực hiện tại cơ sở, việc bổ sung các hộ vào diện nghèo và cận nghèo chưa kịp thời nên ảnh hưởng đến quá trình xét cho vay vốn. Và trong quá trình xác nhận HSSV vay vốn của một số địa phương chưa thật chính xác.

Thứ 4, các hộ gia đình cho rằng mức cho vay hiện nay còn thấp.

Từ đó, có một số đề xuất từ chi nhánh như tăng mức cho vay, xác nhận của trường cũng nên thực hiện theo mẫu thống nhất; rà soát, bổ sung kịp thời danh sách hộ nghèo, cận nghèo.

“Thường vào đầu năm học mới, các học sinh, sinh viên thường chậm nhận được tiền vay. Chúng tôi đã chỉ đạo các trường có chính sách giãn thu cho các em. Các em thuộc diện cho vay theo Quyết định 157 sẽ được đóng tiền sau. Chúng tôi đã đề nghị các trường cùng chia sẻ khó khăn với nhà nước, không bắt các em phải nộp ngay. Các em nào diện gia đình nghèo, chưa có điều kiện đóng thì cho các em đóng sau. Các em bị trường thúc ép thì hãy phản ánh với Bộ Giáo dục và Đào tạo”- Ông Trần Quang Quý, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT

Đỗ Hợp

Theo Viết
MỚI - NÓNG